Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu

chương trình dạy học môn Đạo đức theo chương trình phổ thông mi trường tiu hc

Sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục 1 và phụ lục 2, khảo sát trên 80 CBQL và GV của 5 trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, kết quả thu được như sau:

100% CBQL, GV đã có nhận thức đúng về mục tiêu của môn học Đạo đức trong chương trình giáo dục tiểu học mới ở trường tiểu học. Tuy nhiên chỉ có 62/80 (chiếm tỷ lệ 77,5% ) CBQL, GV tiểu học nhận thức đúng và đầy đủ về mục tiêu dạy học đạo đức ở trường tiểu học đó là hình thành 5 phẩm chất cơ bản và một số chuẩn mực về pháp luật và kinh tế đồng thời phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học Đạo đức cho học sinh tiểu học.

Tìm hiểu nguyên nhân còn một bộ phận giáo viên chưa được tập huấn đại trà về chương trình giáo dục tiểu học mới do đó họ chưa hiểu sâu và đầy đủ về mục tiêu của chương trình dạy học môn Đạo đức trong chương trình mới.

Trong chương trình môn học Đạo đức mới (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông) được cụ thể hoá và mô tả cụ thể với các yêu cầu cần đạt hướng đến hình thành, phát triển 3 nhóm năng lực đặc thù của môn học: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội và được mô tả chi tiết gồm 8 năng lực thành phần. Đồng thời hình thành ở học sinh 5 phẩm chất cốt lõi: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm trong các hoạt động và các mối quan hệ của học sinh, ngoài ra còn giáo

2.2.2. Thc trng nội dung chương trình dạy học môn Đạo đức theo chương trình ph thông mi trường tiu hc

2.2.2.1 Sự khác biệt giữa chương trình môn Đạo đức trong chương trình mới với chương trình hiện hành

Nghiên cứu so sánh phân tích giữa chương trình dạy học môn Đạo đức trong chương trình giáo dục tiểu học mới với chương trình hiện hành, chúng tôi nhận thấy nội dung môn Đạo đức có nhiều điểm khác biệt:

Trong chương trình 2000, nội dung môn Đạo đức chủ yếu nhấn mạnh đến nội dung GDĐĐ và pháp luật, xoay quanh các mối quan hệ thường gặp của học sinh. Trong chương trình mới, nội dung môn Đạo đức được mở rộng, bên cạnh nội dung GDĐĐ, giáo dục pháp luật còn có thêm nội dung giáo dục kĩ năng sống và đặc biệt xuất hiện nội dung hoàn toàn mới là giáo dục kinh tế.

Bốn nội dung giáo dục này được cụ thể hoá thành 8 mạch nội dung cụ thểở từng lớp và vẫn xoay quanh các mối quan hệthường gặp của HS tiểu học: quan hệ với bản thân, quan hệ với gia đình, quan hệ với nhà trường, quan hệ với cộng đồng xã hội (không có những nội dung về quan hệ với môi trường tự nhiên như trong chương trình 2000).

- Coi trọng hơn nội dung dạy học dựa vào trải nghiệm và nhấn mạnh, quan tâm đến đánh giá thông qua các bài tập xử lý tình huống.

2.2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung môn Đạo đức theo chương trình giáo dục mới

Sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 1 và phụ lục 2, tác giả tiến hành khảo sát trên 80 CBQL và GV, kết quả thu được ghi ở bảng 2.4.

Theo kết quảđiều tra cho thấy: Các nội dung giáo dục phẩm chất đạo đức và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật đã được CBQL nhà trường và GV trường tiểu học quan tâm thực hiện.

Theo đánh giá của CBQL và GV thì nội dung trên được thực hiện ở mức khá cụ thể:

Nội dung giáo dục thực hiện các phẩm chất đạo đức được GV đánh giá với điểm trung bình trung là 4.0 và CBQL đánh giá với điểm trung bình trung là 4.16 điểm;

Nội dung giáo dục ý thức và hành vi chấp hành pháp luật được GV đánh giá với điểm trung bình trung là 3.92 và CBQL đánh giá với điểm trung bình trung là 3.73 điểm;

Kết quả cho thấy đánh giá của GV và đánh giá của CBQL không có sự khác biệt nhiều.

Bảng 2.4 Mức độ thực hiện nội dung dạy học môn Đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởcác trường tiểu học huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Nội dung dạy học thực hiện Mức độ thực hiện GV TB Thứ bậc CBQL TB Thứ bậc Kém Yếu TB Khá Tốt Kém Yếu TB Khá Tốt Giáo dục các phẩm chất đạo đức 0 0 10 30 10 4,0 1 0 0 0 25 5 4,16 1 Giáo dục ý thức và hành vi chấp hành pháp luật 0 0 9 36 5 3,92 2 0 0 10 18 2 3,73 2 Giáo dục kỹ năng sống 0 2 42 6 0 3,08 4 0 5 22 3 0 2,93 4 Giáo dục kinh tế 0 3 39 8 0 3,10 5 0 9 17 4 0 2,83 5 Các nội dung khác 0 5 9 36 0 3,62 3 0 8 12 10 0 3,07 3

Hai mạch nội dung còn lại là: Giáo dục kỹ năng sống; Giáo dục kinh tế chưa được GV và CBQL quan tâm thực hiện nên kết quả đánh giá thực hiện đạt ở mức trung bình.

Lý do có kết quả đánh giá trên bởi các nội dung này là những vấn đề mới, mặc dù BộGDĐTđã triển khai công văn 4162 triển khai định hướng thực hiện chương trình GDPT mới trước khi ban hành chương trình phổ thông tổng thểvà chương trình các môn học vào tháng 12/2018 tuy nhiên tốc độ và mức độ triển khai trong GV và các nhà trường còn chậm, một số nội dung vừa được cập nhật, GV và CBQL cần nhiều thời gian để nghiên cứu, biên soạn giáo án cho phù hợp với chương trình mới và thực tế hiện tại. Do vậy, mức độ giảng dạy ở các nội dung này chưa được sâu như nội dung vốn có sẵn của chương trình cũ.

Nhận xét chung về cơ bản nội dung dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học huyện Quế Võ đã được giáo viên triển khai thực hiện, tuy nhiên còn một số nội dung tiệm cận với chương trình dạy học đạo đức mới đã được triển khai thực hiện còn ở mức độ trung bình bao gồm các nội dung giáo dục kỹ năng sống và giáo dục kinh tế đây là các nội dung mới trong chương trình giáo dục tiểu học 2018.

2.2.3. Phương pháp, hình thức t chc dy học môn Đạo đức theo chương trình ph thông mi các trường tiu hc huyn Quế Võ, tnh Bc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)