Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức theo chương trình

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức theo chương trình

2.2.3.1 Phương pháp dạy học môn Đạo đức theo chương trình phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục 1 và phụ lục 2 để khảo sát 30 CBQL và 50 GV về phương pháp dạy học Đạo đức kết quả thu được ở bảng 2.5.

Theo kết quả khảo sát trên cho thấy phương pháp kể chuyện và thuyết trình vẫn là phương pháp được áp dụng thường xuyên và rất thường xuyên:

Phương pháp kể chuyện được giáo viên đánh giá về mức độ sử dụng có điểm trung bình là 4,5 điểm; còn CBQL đánh giá mức độ ử ụng là 4,2 điể

Phương pháp thuyết trình giảng giải được giáo viên đánh giá về mức độ sử dụng có điểm trung bình là 4,4 điểm; còn CBQL đánh giá mức độ sử dụng là 4,1 điểm.

Trao đổi với giáo viên M.T.L và giáo viên P.T.H ở trường tiểu học Cách Bi huyện Quế Võ được các cô cho biết đó là những phương pháp sử dụng rất đơn giản, GV không cần chỉnh sửa giáo án nhiều so với chương trình cũ, đồng thời trong thực tế giảng dạy, giáo viên có thể dễ dàng quản lý và điều tiết tiến độ giảng dạy nhằm đảm bảo các nội dung của bài.

Ngoài hai phương pháp nêu trên còn có một số phương pháp được đánh giá về mức độ sử dụng thường xuyên trong dạy học môn Đạo đức đó là:

Dạy học nêu vấn đề được cả giáo viên và CBQL đánh giá với điểm trung bình trung là 3.9 điểm;

Bảng 2.5 Phương pháp dạy học đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Phương pháp dạy học thực hiện Mức độ thực hiện GV CBQL 1 2 3 4 5 TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 TB Thứ bậc 1. Dạy học nêu vấn đề 0 0 23 18 9 3,7 3 0 0 12 8 10 3,9 4 2. Dạy học tình huống 0 7 18 13 12 3,6 4 0 0 9 11 10 4,0 3 3. Dạy học dự án 9 6 15 10 10 3,2 6 4 4 8 7 7 3,3 6 4. Thuyết trình, giảng giải 0 0 5 20 25 4,4 2 0 0 5 18 7 4,1 2 5. Bàn tay nặn bột 0 8 22 15 5 3,3 5 0 3 16 7 4 3,4 5 6. Trực quan hành động 0 13 20 10 7 3,2 6 0 10 8 6 6 3,3 6 7. Đóng vai 0 25 10 9 6 2,9 8 3 6 8 7 6 3.2 7 8. Kể chuyện 0 0 5 16 29 4,5 1 0 0 8 9 13 4,2 1 9. Nghiên cứu trường hợp 3 12 17 10 8 3.1 7 4 6 6 7 7 3.2 7 10. Phương pháp khác 0 19 25 6 0 2,7 9 0 15 7 8 0 2,8 8

Chú thích các mức độ: 1: Chưa thực hiện 2: Ít khi thực hiện3: Chưa thực hiện thường xuyên 4: Thường xuyên; 5: Rất thường xuyên

Dạy học tình huống được giáo viên đánh giá về mức độ sử dụng có điểm trung bình là 3,6 điểm; còn CBQL đánh giá mức độ sử dụng là 4,0 điểm;

Các phương pháp được đánh giá sử dụng ở mức độ không thường xuyên bao gồm các phương pháp sau đây:

Dạy học dự ánđược giáo viên đánh giá về mức độ sử dụng có điểm trung bình là 3,2 điểm; còn CBQL đánh giá mức độ sử dụng là 3,3 điểm;

Phương pháp bàn tay nặn bột được GV đánh giá về mức độ sử dụng có điểm trung bình là 3,3 điểm; còn CBQL đánh giá mức độ sử dụng là 3,4 điểm;

Phương pháp trực quan hành động được GV đánh giá về mức độ sử dụng có điểm trung bình là 3,2 điểm; CBQL đánh giá mức độ sử dụng là 3,3 điểm;

Phương pháp nghiên cứu trường hợp được GV đánh giá về mức độ sử dụng điểm trung bình là 3,1 điểm; CBQL đánh giá mức độ sử dụng là 3,2 điểm;

Phương pháp đóng vai được giáo viên đánh giá về mức độ sử dụng có điểm trung bình là 2,9 điểm; còn CBQL đánh giá mức độ sử dụng là 3,2 điểm;

Trao đổi với một số giáo viên trường tiểu học Châu Phong, Chi Lăng, tác giả được giáo viên cho biết vì phải dạy quá nhiều môn các phương pháp như trực quan hành động, nghiên cứu trường hợp, bàn tay nặn bột thường ít được áp dụng hơn vì khi sử dụng phương pháp này giáo viên phải đầu tư nhiều thời Gian cho soạn bài giảng, đồng thời khi giảng dạy, giáo viên khó có thể chủ động tiến độ bài giảng.

Nhận xét chung: Về cơ bản các phương pháp dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học huyện Quế Võ đã được đa dạng hóa, tuy nhiên một số phương pháp chiếm ưu thế trong dạy học định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên.

2.2.3.2 Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục 1 và phụ lục 2 để khảo sát 30 CBQL và 50 GV vềphương pháp dạy học Đạo đức kết quảthu được ở bảng 2.6.

Các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức đã triển khai thực hiện ở các trường tiểu học huyện Quế Võ hiện nay, kết quả thống kê ở bảng 2.6 cho thấy hình thức dạy học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức cơ bản và được giáo viên áp dụng ở mức độ rất thường xuyên, kết quảnày được cả giáo viên và CBQL đánh giá với mức điểm trung bình trung là 4,9 và 4,6 điểm. Lý do bởi hình thức này hoạt động dạy học sẽđược tiến hành chung cho cả lớp, học sinh trong lớp thuộc cùng lứa tuổi, có trình độ nhận thức như nhau. Lớp học có thành phần không đổi trong cả quá tình dạy học với số lượng học sinh nhất định phù hợp với khả năng quản lý và bao quát của giáo viên. Nội dung của môn học được sắp xếp thành từng tiết học theo phân phối chương trình, giáo viên thuận lợi và chủđộng trong dạy học.

Bảng 2.6 Hình thức dạy học môn Đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởcác trường tiểu học huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Hình thức dạy học thực hiện Mức độ thực hiện GV T B Thứ bậc CBQL T B Th bậc 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1.Dạy toàn lớp 0 0 0 5 45 4,9 1 0 0 0 12 18 4,6 1 2. Dạy theo nhóm 0 5 10 28 7 3,7 2 0 6 8 12 4 3,5 2 3. Tham quan 2 32 8 8 0 2,4 4 2 18 8 2 0 2,3 5 4. Dạy trải nghiệm 3 30 10 7 0 2,4 4 3 14 6 7 0 2,6 4 5. Tự học, tự rèn luyện của học sinh 0 3 32 13 2 3,3 3 0 3 15 8 4 3,4 3 6. Các hình thức khác 3 29 11 7 0 2,4 4 1 22 5 2 0 2,3 5

Chú thích các mức độ: 1: Chưa thực hiện; 2: Ít khi thực hiện; 3: Chưa thực hiện thường xuyên; 4: Thường xuyên; 5: Rất thường xuyên

Hình thức dạy học thứ 2 được giáo viên và CBQL đánh giá ở mức độ sử dụng thường xuyên đó là hình thức dạy học Theo nhóm;

Các hình thức ít khi được sử dụng đó là các hình thức sau đây: Dạy học trải nghiệm và dạy học theo hình thức tham quan

Trao đổi với giáo viên M và giáo viên H của trường tiểu học Đào Viên, tác giả được biết: Đối với hình thức dạy học trải nghiệm và dạy học theo hình thức tham quan chưa được giáo viên quan tâm tổ chức thực hiện lý do hai hình thức trên phụ thuộc vào tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực hỗ trợ cho hoạt động mà các yếu tố trên tại trường rất hạn chế và khó khăn.

Nhận xét chung: Các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh bước đầu đã được đa dạng hóa, tuy nhiên hình thức được sử dụng rất thường xuyên chủ yếu vẫn là hình thức dạy học lớp bài, hình thức dạy học Theo nhóm là hình thức được giáo viên sử dụng thường xuyên nhằm phát triển năng lực, phẩm chất giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề, giáo dục lòng nhân ái … cho học sinh. Tuy nhiên, các hình thức chiếm ưu thế trong việc hình thành thói quen, hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên đó là các hình thức sau: Dạy học trải nghiệm và dạy học theo hình thức tham quan và tự học, tự rèn luyện của học sinh. Nguyên nhân do giáo viên còn hạn chế về năng lực dạy học trải nghiệm và nhà trường hạn chế về nguồn tài chính.

2.2.4. Đánh giá kết qu dy học môn Đạo đức theo chương trình phổ thông mi các trường tiu hc huyn Quế Võ, tnh Bc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 58)