Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.2.Yếu tố chủ quan

- Trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý:

Người QLGD là chủ thể của hàng loạt các tác động tới giáo viên, học sinh và các tổ chức khác trong nhà trường với mục đích hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trong từng năm học. Do vậy, năng lực người QLGD có vai trò quyết định kết quả giáo dục, dạy học của nhà trường trong đó có môn Đạo đức.

- Trình độ, năng lực, phẩm chất của giáo viên:

Năng lực của giáo viên biểu hiện trong hoạt động dạy học thông qua những kỹ năng sử dụng phương pháp sư phạm trong tổ chức dạy học trên lớp và các hoạt động ngoại khóa, tổ chức dạy trải nghiệm môn Đạo đức để tập luyện, rèn luyện kỹnăng hành vi đạo đức cho học sinh. Năng lực giáo viên tốt sẽ tạo hứng thú và là hình mẫu cho học sinh noi theo, trong đó có việc noi theo vềsuy nghĩ và hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Những điểm mới của chương trình dạy học môn Đạo đức đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức dạy học dựa trên tiếp cận phẩm chất, năng lực cần đạt được của học sinh, để thực hiện mục tiêu dạy học đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn và năng lực dạy học nhằm hiện thực hóa mục tiêu dạy học. Bên cạnh đó đòi hỏi giáo viên phải chuẩn mực trong thái độ và hành vi ứng xử để học sinh học tập và noi theo bởi giáo dục đạo đức là giáo dục bằng nêu gương.

- Tính tự giác, tích cực học tập rèn luyện của học sinh:

Kết quả học tập môn Đạo đức phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, tích cực học tập, rèn luyện của học sinh, nếu học sinh tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức sẽ đạt được mục tiêu môn học và hiệu quả quản lý dạy học Đạo đức sẽ cao.

Kết luận chương 1

Dạy học môn Đạo đức là quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên (tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo) học sinh tự giác, tích cực, chủđộng tiến hành hoạt động học, rèn luyện nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ của môn học đó là hình thành các năng lực chung, năng lực cốt lõi và 5 phẩm chất đạo đức cơ bản: Yêu nước; Nhân ái; Trung thực; Chăm chỉ; Trách nhiệm ở học sinh trong các mối quan hệ với bản thân, người khác và cộng đồng.

Quản lý dạy học môn Đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học là một quá trình vừa mang tính sư phạm đặc thù, vừa mang tính hành chính, thông qua thực hiện các chức năng quản lý như: Lập kế hoạch dạy học, Tổ chức thực hiện kế hoạch, Chỉ đạo thực hiện và Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức.

Quản lý dạy học môn Đạo đức chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan như: Môi trường, chính sách, điều kiện cơ sở vật chất, nhận thức và thái độ tham gia phối hợp của cộng đồng và đặc biệt là năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường, năng lực dạy học của giáo viên và tính tự giác, tích cực học tập của học sinh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ỞCÁC TRƯỜNG

TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH 2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Khái quát v giáo dc tiu hc huyn Quế Võ, tnh Bc Ninh

2.1.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Quế Võ và những tác động của nó tới công tác giáo dục

Huyện Quế Võ là huyện nằm ở bờ Bắc sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh. Bắc giáp sông Cầu ngăn cách với tỉnh Bắc Giang. Nam giáp sông Đuống, ngăn cách với các huyện Thuận Thành và Gia Bình. Tây giáp Thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du. Đông là sông Lục Đầu, ngăn cách với tỉnh Hải Hương. Quế Võ được thành lập ở tỉnh Bắc Ninh năm 1961, do hợp nhất hai huyện Quế Dương và huyện Võ Giàng.

Địa hình Quế Võ tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc <30. Nhìn chung, địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đổng ruộng thành những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Quế Võ hiện có 21 xã, thị trấn. Thị trấn Phố Mới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện. Với vị trí thuận lợi, huyện Quế Võ có 3 khu công nghiệp, trong đó, khu công nghiệp Quế Võ 1 là khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bắc Ninh nên kinh tế Quế Võ trong những năm qua phát triển rất nhanh. Năm 2018, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm GRDP đạt 7.830,2 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2017; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 60,6%, khu vực dịch vụ chiếm 29,6%, khu vực

nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 9,8%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33.656 tỷ đồng, tăng 11,9%; thu ngân sách đạt hơn 475 tỷ đồng, tăng 20,8%. Huyện Quế Võ đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, đã hoàn thiện hồsơ trình cấp có thẩm quyền công nhận.

Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, về kinh tế - xã hội, cùng với sức lao động cần cù sáng tạo của con người, huyện Quế Võ đang có sức chuyển mình mạnh mẽ, đó chính là tiền đề thuận lợi cho GD&ĐT phát triển.

Công tác giáo dục có những thuận lợi và khó khăn sau:

Về thuận lợi, luôn nhận dược sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong huyện và tại địa phương. Đã có rất nhiều giải pháp, cách làm cụ thể trong quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thức của nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục đã có nhiều chuyển biến. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu học tập của con em ngày càng được phụhuynh quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ngày càng được tăng cường, bổ sung. 100% cán bộ giáo viên được đào tạo đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đủ năng lực chuyên môn, đủ sức khỏe, phẩm chất để đảm nhiệm các hoạt động giáo dục.

Về khó khăn, hầu hết các đối tượng trong độ tuổi lao động của địa phương đều làm việc trong các khu công nghiệp, nhưng do đặc thù làm việc trong khu công nghiệp cùng trình độ dân trí chưa cao nên phần lớn tại các gia đình, hoạt động học tập của con em họ được giao lại cho ông bà quản lý nên công tác giáo dục chưa thực sự được quan tâm thích đáng.

2.1.1.2 Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Quế Võ

Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh

Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019, mạng lưới các trường tiểu học huyện Quế Võ khá ổn định, số lớp, số học sinh tăng đều hàng năm. Toàn huyện có 22 trường tiểu học đóng trên 21 xã, thị trấn (Phụ lục 01: Danh sách các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ). Cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Quy mô phát triển của giáo dục tiểu học huyện Quế Võ giai đoạn 2017-2019 STT Năm Chỉ tiêu Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017- 2018 Năm học 2018- 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2018/2019 Giá trị tăng (giảm) Tỷ lệ Tăng (giảm) (%) Giá trị tăng (giảm) Tỷ lệ Tăng (giảm) (%) 1 Số trường 22 22 22 - - - - 2 Số lớp 427 445 452 18 4,22 7 1,57 3 Số GV 627 668 637 41 6,54 -31 -4,64 4 Số HS 13137 13998 15866 861 6,55 1868 13,34 5 Bình quân số HS/lớp 30,77 31,45 35,1 0,68 2,2 3,65 11,6

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

Hiện toàn huyện Quế Võ đã huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, duy trì sĩ số đạt 100%, củng cố vững chắc phổ cập GDTH mức 2; 100% lớp học 2 buổi/ngày; 100% học sinh lớp 3 - 5 học tiếng anh và Tin học; Tỷ lệ học sinh ăn bán trú tại trường đạt 20 - 30% tùy từng trường.

Theo số liệu trong bảng 2.1 Quy mô phát triển của giáo dục tiểu học huyện Quế Võ giai đoạn 2017 - 2019, không có sự gia tăng thêm về số lượng cơ sở giáo dục tiểu học, đồng thời, số lượng lớp học cũng chỉ có sự gia tăng nhẹ (Năm học 2018 -2019 có 452 lớp, tăng 7 lớp so với năm học 2017 -2018, tức 1,57 %). Tuy nhiên, số lượng học sinh có tăng nhẹ (Năm học 2018 -2019 toàn huyện có 15.866 học sinh tiểu học, tăng 13,34% so với năm học 2017 - 2018). Ngược lại với sự gia tăng của số học sinh, số lượng giáo viên tiểu học lại có sự giảm nhẹ(Năm học 2018 -2019 toàn huyện có 637 giáo viên, giảm 31 người so với năm học 2017 -2018). Với quy mô, trường, lớp, giáo viên hiện

nay thì tỷ lệ giáo viên trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học tập nhằm nâng cao trình độ đào tạo giúp đảm bảo chất lượng dạy và học.

Về đánh giá kết quả học tập, theo thống kê trên 99% học sinh tiểu học của huyện Quế Võ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập, trong đó Năng lực đạt 99,5%, chưa đạt 0,5%; Phẩm chất đạt 99,95%, chưa đạt 0,05%.

Năm học 2018 -2019, toàn huyện có 25/37 em dựthi đạt giải trong kỳ thi nói giỏi tiếng Anh cấp huyện. Thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 3,4,5 (thi Hương) có 353 em đạt giải, cấp tỉnh lớp 5 (thi Hội) có 30 em đạt giải. Thể dục thể thao cấp tỉnh đạt 1 giải Nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba. Thi viết chữ đẹp cấp Tỉnh đạt 75 giải.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Bảng 2.2 Đội ngũ CBQL, GV tiểu học huyện Quế Võ STT Năm học Tổng số (ng) CBQL (ng) Giáo viên (ng) Hành chính (ng) Trình độ Trên chuẩn (%) Chuẩn (%) 1 2016-2017 765 50 627 88 86,9 100 2 2017-2018 808 52 668 88 89,2 100 3 2018-2019 777 52 637 88 90,8 100

Nguồn: Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Quế Võ

Năm 2016, UBND huyện Quế Võ đã tổ chức thi tuyển công chức giáo viên tiểu học với 93 chỉ tiêu gồm văn hóa 62, thể dục 11, ngoại ngữ 10, tin 1, tổng phụ trách 09. Từnăm 2017 đến nay, huyện không tổ chức tuyển mới thêm giáo viên tiểu học. Hiện nay, trên địa bàn huyện Quế Võ đã có đủ cán bộ, giáo viên theo quy định tại Thông tư 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV, 100% CBQL, giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trong đó 85-90% trên chuẩn (3-5% có trình độ thạc sĩ); 25-30% có trình độ trung cấp lý luận chính trị.Các trường đều có đủ nhân viên theo quy định (kế toán, thư viện - thiết bị, y tế học đường

Về trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học: Tỷ lệ giáo viên tiểu học huyện Quế Võ những năm gần đây có trình độ đào tạo trên chuẩn khoảng 90%. Tính tới năm 2018, toàn huyện có 637 giáo viên tiểu học trong đó không có giáo viên trình độ trung cấp, 27 cao đẳng, 530 đại học và 80 giáo viên trình độ trên đại học. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, giúp nâng cao chất lượng công tác dạy học tại địa phương.

Tuy nhiên, hầu hết giáo viên tiểu học đào tạo trên chuẩn đều học theo chương trình liên thông. Giáo viên phải vừa học vừa làm, thời gian học tập ít, số lượng học viên học trên lớp đông, thực hành trao đổi tập trung còn hạn chế, điều này trở nên không đồng bộ giữa trình độ đào tạo và năng lực giảng dạy.

Về trình độđội ngũ CBQL các trường tiểu học: Hiện nay 100% đội ngũ CBQL có trình độ chuẩn và trên chuẩn với 40 người có trình độ đại học (chiếm 76,9%) và 12 người có trình độtrên đại học (chiếm 23,1%). Đây là điều kiện thuận lợi về mặt nhận thức của CBQL về công tác quản lý hoạt động dạy học.

Tuy nhiên, đối với đội ngũ CBQL do đều xuất thân từ giáo viên nên hầu hết có thế mạnh về chuyên môn giảng dạy, chuyên môn về quản lý giáo dục chưa nhiều, công tác quản lý vẫn dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Tính tới hết năm 2018, chỉ có 05 người hiện nay đã có bằng chuyên sâu về quản lý giáo dục. Do vậy, trong công tác quản lý vẫn gặp một số khó khăn. Hoạt động quản lý chủ yếu dựa trên kinh nghiệm giáo dục, tính khoa học còn chưa cao.

Về cơ sở vật chất

Giai đoạn 2015-2020, giáo dục huyện QuếVõ được các cấp chính quyền và địa phương đầu tư mạnh về cơ sở vật chất. Phòng GDĐT và UBND huyện Quế Võ chỉ đạo các trường quy hoạch tổng thể trường học đảm bảo các điều kiện của tường chuẩn Quốc gia.

Theo thống kê của Sở GDĐT Bắc Ninh, tính tới hết học kỳ I năm học 2018-2019, trên địa bàn huyện có 392 phòng học cơ bản và 69 phòng học bộ môn trong đó không còn phòng học cấp 4, toàn huyện Quế Võ có 100% các trường tiểu học đạt trường chuẩn quốc gia.

2.1.2. T chc kho sát

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Làm rõ các nội dung sau đây:

- Thực trạng dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Phân tích nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng triển khai thực hiện chương trình dạy học môn Đạo đức trong chương trình dạy học tiểu học mới.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát

- Khảo sát điều tra 30 cán bộ quản lý giáo dục tại 5 trường tiểu học trên địa bàn: 5 hiệu trưởng, 5 phó hiệu trưởng, 20 tổtrưởng, tổ phó chuyên môn.

+ Hiệu trưởng: Tiến hành khảo sát gửi phiếu khảo sát tới toàn bộ Hiệu trưởng của các trường tiểu học

+ Hiệu phó: Tiến hành gửi phiếu khảo sát ngẫu nhiên 01 hiệu phó/ tường tiểu học.

+ Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của nhà trường: Tiến hành gửi phiếu khảo sát ngẫu nhiên ít nhất 03 phiếu/trường tiểu học.

- Khảo sát điều tra 50 giáo viên giảng dạy các khối lớp của toàn bộ 5 trường tiểu học trên địa bàn. Phiếu khảo sát được gửi ngẫu nhiên nhưng không ít hơn 10 phiếu/ trường tiểu học.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

- Khảo sát đánh giá thực trạng dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

- Khảo sát đánh giá thực quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

2.1.2.4. Phương pháp và cách xử lý số liệu khảo sát

- Phương pháp khảo sát: Phương pháp quan sát, phương pháp phát phiếu thăm dò, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp thống kê toán học.

-Thời gian tiến hành khảo sát: Tháng 9/2019

- Địa điểm: Tại 5 trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh: Tiểu học Châu Phong; Tiểu học Cách Bi; Tiểu học Bằng An; Tiểu học Đào Viên; Tiểu học Chi Lăng.

Bảng 2.3 Thang điểm quy đổi tương ứng với các mức đánh giá trong thực

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 39)