14 Hội đồng chiến lược về SHTT của Nhật Bản được thành lập năm 2002, do Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đứng đầu, cùng với thành viên trong Nội các và các chuyên gia pháp lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại diện giớ
2.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia và các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy rằng các nước đều nhận thức rõ sở hữu trí tuệ là công cụ để phát triển khoa học và công nghệ và kinh tế - xã hội. Việc xây dựng Chiến lược sở hữu trí tuệ của Việt Nam là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, có thể rút ra một số nội dung tham khảo cho việc phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam như sau:
- Sở hữu trí tuệ luôn phải gắn liền với chính sách phát triển các ngành kinh tế - xã hội, từ công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa đến y tế, giáo dục, môi trường, v.v.. Việc xây dựng và tổ chức triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia nói riêng cũng như chính sách sở hữu trí tuệ nói chung cần có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan và các chủ thể khác trong hệ thống sở hữu trí tuệ (các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp…). Đặc biệt, kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy việc xây dựng Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia cần có sự chỉ đạo trực tiếp ở cấp lãnh đạo cao nhất của Chính phủ; thành lập Hội đồng/Ủy ban sở hữu trí tuệ quốc gia (đứng đầu có thể là Thủ tướng Chính phủ); ban hành kế hoạch hành động theo từng giai đoạn, đánh giá kết quả thực hiện hằng năm và khi kết thúc mỗi giai đoạn để xác định hướng phát triển và các nhiệm vụ cần triển khai của giai đoạn tiếp theo.
- Việc phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu (sáng tạo/tạo ra tài sản trí tuệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và khai thác (ứng dụng, thương mại hóa) quyền sở hữu trí tuệ) và có sự tham gia tích cực, hiệu quả và phối hợp chặt chẽ của tất cả các chủ
thể trong hệ thống (cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo vệ quyền, các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, bổ trợ, v.v.).
- Về bộ máy quản lý sở hữu trí tuệ, cần tăng cường xây dựng cơ quan sở hữu trí tuệ hiện đại, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong quản trị đơn sở hữu công nghiệp; xem xét trao cơ chế tự chủ tài chính hoặc bán tự chủ để phát huy tính chủ động, hiệu quả của cơ quan này.
- Về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp tư pháp (dân sự và hình sự) đóng vai trò chủ đạo, xem xét việc hình thành các tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ, qua đó nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ; các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (trọng tài, hòa giải) cần được quan tâm áp dụng nhiều hơn cũng như tập trung nâng cao năng lực của cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đội ngũthẩm phán và nâng cao nhận thức công chúng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ.
- Về chính sách thúc đẩy sáng tạo và khai thác tài sản trí tuệ: Cần tăng cường sự liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra và ứng dụng, thương mại hóa các tài sản trí tuệ. Trong mối liên kết đó, cơ quan sở hữu trí tuệ đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối gắn kết các chủ thể với nhau và với các tổ chức hỗ trợ, bổ trợ.
- Việc sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ, chủ yếu là thông tin sáng chế là rất cần thiết, góp phần định hướng cho hoạt động nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Việc hoàn thiện cơ chế phân chia lợi ích giữa các nhóm chủ thể liên quan đến kết quả sáng tạo, đặc biệt là các kết quả được tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước cần được quan tâm hoàn thiện.
- Các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ về sở hữu trí tuệ cũng cần được quan tâm: phát triển các dịch vụ hỗ trợ, bổ trợ về sở hữu trí tuệ (tư vấn pháp lý, môi giới, định giá, kiểm toán…); phát huy vai trò của các hiệp hội, tổ chức tập thể; hoàn thiện công cụ tra cứu, phân tích thông tin sở hữu trí tuệ`phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ là một trong những ưu tiên hàng đầu phục vụ cho việc phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ.