Hệ thống sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 30 - 31)

III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

3.1Hệ thống sở hữu trí tuệ

Hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã trải qua chặng đường gần 40 năm phát triển. Ngày 29/7/1982, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/CP về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế, đánh dấu thời điểm ra đời của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và sự ra đời của Cục Sáng chế (tiền thân của Cục Sở hữu trí tuệ). Tiếp theo đó, ngày 20/02/1987, Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật được thành lập, sau khi Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 142/HĐBT ngày 14/11/1986 quy định về quyền tác giả. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống sở hữu trí tuệ tương đối hoàn thiện ở tất cả các nhân tố, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3.1.1 Chính sách, pháp luật về/liên quan đến sở hữu trí tuệ

Chủ trương của Đảng về phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ

Chủ trương của Đảng về sở hữu trí tuệ được đề cập thông qua các chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở quan điểm “phát triển kinh tế tri thức”, Báo cáo kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã đặt ra những nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến khoa học và công nghệ là tập trung phát triển “tiềm lực khoa học và công nghệ”; “Phát triển đồng bộ thị trường khoa học, công nghệ, có cơ chế, chính sách phù hợp để đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ và phát triển sàn giao dịch, tăng cường chuyển giao công nghệ, phát triển các tổ chức chuyển giao công nghệ, kết nối cung - cầu, kết nối thị trường trong nước với khu vực và thế giới gắn với bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ, hình thành hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học, công nghệ”. Nghị quyết

Đại hội XII của Đảng cũng chỉ rõ nhiệm vụ phải thu hút, phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo của nhân dân. Ngoài ra, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại Đại hội XII của Đảng cũng đã nêu nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa.

Chính sách, pháp luật của Nhà nước về sở hữu trí tuệ

Chủ trương của Đảng được cụ thể hóa trong chính sách nhất quán và rõ ràng của Nhà nước về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như khai thác, phổ biến tài sản trí tuệ. Các chính sách này được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ) và trong các văn bản dưới luật về việc trao các quyền sở hữu trí tuệ và thiết lập bộ máy cơ quan nhà nước phục việc việc xác lập, bảo vệ các quyền đó; và những quy định về điều kiện để mỗi chủ thể sáng tạo được trao quyền và các ngoại lệ quyền nhằm bảo đảm lợi ích cho xã hội. Các chính sách đó là:

- Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh;

- Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;

- Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.15

Luật Sở hữu trí tuệ ra đời cùng với 17 Nghị định quy định chi tiết, 19 Thông tư và Thông tư liên tịch hướng dẫn đã đáp ứng các yêu cầu liên quan đến việc thiết lập hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ đáp ứng chuẩn mực về “tính đầy đủ” và “tính hiệu quả” của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế song phương và đa phương khác. Đồng thời, điều này cũng làm thay đổi toàn bộ cấu trúc của hệ thống các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, chuyển từ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đơn hành với nhiều quy định còn thiếu tính thống nhất và đồng bộ thành một luật chuyên ngành thống nhất, làm

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 30 - 31)