III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM
49 Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến cuối năm 2015 cả nước có 164.746 người tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Trong thời gian 5 năm gần đây (2011 2015), nhân lực
nghiên cứu và phát triển đã tăng từ 134.780 người lên 167.746 người, đạt tỷ lệ tăng trưởng 24,45%; cán bộ nghiên cứu tăng từ 105.230 người lên 128.997 người, đạt tỷ lệ tăng trưởng 22,6%.
nghiên cứu đã được cải thiện đáng kể50. Tuy nhiên, lực lượng nghiên cứu và phát triển phân bổ trong các loại hình nghiên cứu không đồng đều51, phân bố lực lượng cán bộ nghiên cứu theo khu vực thực hiện và theo lĩnh vực nghiên cứu hầu như không thay đổi trong số liệu điều tra của ba năm liền52.
Đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ tuy gia tăng về số lượng và trình độ đào tạo nhưng chất lượng thực tế chưa tương xứng, thậm chí còn thấp, đặc biệt là thiếu các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng; thiếu các tổng công trình sư, các tập thể khoa học mạnh hoặc tổ chức khoa học và công nghệ đạt trình độ quốc tế đủ năng lực chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng quy mô quốc gia, quốc tế hoặc có đủ khả năng giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ lớn của đất nước. Điều này dẫn tới hạn chế tạo ra các tài sản trí tuệ có giá trị.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho hoạt động quản trị tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu phát triển cũng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
c) Các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ
Để các chủ thể sáng tạo nhận thức được vai trò của việc tạo lập cũng như bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ trước tiên cần có các hoạt động tuyên truyền đào tạo về hoạt động đổi mới, sáng tạo nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng. Trong những năm gần đây, hoạt động đào tạo và tuyên truyền về sở hữu trí tuệ đã được quan tâm và triển khai dưới nhiều hình thức và kênh tuyên truyền khác nhau. Hiện nay hầu hết các trường đại học và cao đẳng chưa chính thức đưa môn học sở hữu trí tuệ vào nội dung giảng dạy, chỉ có một số trường đại học chuyên ngành luật có môn học chính thức về sở hữu trí tuệ (chủ yếu giảng dạy từ góc độ luật). Cục Sở hữu trí tuệ và một số đơn vị có chức năng đào tạo như Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ,… hằng năm triển khai các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn theo nhu cầu của các nhóm chủ thể. Trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) một số chương trình đào tạo thí điểm đã được triển khai để dần nhân rộng ra phạm vi cả nước53. Tuy nhiên, cho đến nay 50Tỉ lệ cán bộ nghiên cứu có trình độ trên đại học (tiến sĩ, thạc sĩ) trong tổng số cán bộ nghiên cứu đã tăng từ 43,8% (2011) lên 51,5% (2015)