Giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ mà trường đã ký năm 2007 là khoảng 60 tỷ đồng, năm 2008 gần 70 tỷ đồng, năm 2009 là hơn 63 tỷ đồng, năm 2010 là 67 tỷ đồng Riêng năm 2012, trường có 113 đề tài khoa

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 64 - 65)

III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

85 Giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ mà trường đã ký năm 2007 là khoảng 60 tỷ đồng, năm 2008 gần 70 tỷ đồng, năm 2009 là hơn 63 tỷ đồng, năm 2010 là 67 tỷ đồng Riêng năm 2012, trường có 113 đề tài khoa

70 tỷ đồng, năm 2009 là hơn 63 tỷ đồng, năm 2010 là 67 tỷ đồng. Riêng năm 2012, trường có 113 đề tài khoa học các cấp được duyệt với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng, thực hiện nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ với tổng doanh thu trên 90 tỷ đồng.

cụ công nghiệp86; Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang87; Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam88.

Khảo sát thực trạng của một số trường đại học, viện nghiên cứu cho thấy vấn đề liên kết, hợp tác khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các trường đại học chưa quản lý, thống kê được số lượng các hoạt động khai thác, thương mại hóa công nghệ của mình. Các tác giả tự chuyển giao kết quả nghiên cứu mà không xin phép nhưng chính các tổ chức nghiên cứu cũng không biết để kiểm soát hoặc có biết cũng không đủ nguồn lực để kiểm soát. Nhiều sáng chế công nghệ chưa hoàn thiện, đòi hỏi một quá trình đầu tư lâu dài mới có thể ứng dụng, khai thác thương mại được.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên một phần là do các nghiên cứu có tiềm năng khai thác ứng dụng còn ít; nhiều kết quả nghiên cứu chưa thể hiện rõ tiềm năng ứng dụng; thời gian xác lập quyền sở hữu công nghiệp dài cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc thương mại hóa tài sản trí tuệ; nhà khoa học chưa chủ động và tích cực trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu; năng lực để doanh nghiệp đổi mới công nghệ còn thấp; môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và nhà sáng chế đã có tác dụng bước đầu nhưng hiệu quả chưa cao; khó khăn trong đàm phán thương mại… Hoạt động chuyển giao công nghệ trong trường đại học hiện nay đã được tăng cường hơn trước, song thương mại hóa công nghệ vẫn còn yếu, chưa đồng bộ và tồn tại nhiều hạn chế.

Theo khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và công nghệ về hoạt động khai thác và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước cho thấy, tỷ lệ được thương mại hóa, đặc biệt là tỷ lệ thương mại hóa thành công là rất thấp. Các hình thức thương mại hóa dưới dạng li xăng công nghệ và tự thành lập doanh nghiệp để khai thác vốn rất phổ biến trên thế giới thì lại rất hiếm hoi đối với các đề tài nghiên cứu ở Việt Nam, nguyên nhân là do phần lớn các đề tài nghiên cứu chưa tạo ra được công nghệ mới có tính đột phá. Vì vậy khó có thể tìm ra được những điển hình thành công trong khai thác, thương mại hóa kết quả nghiên cứu để nhân rộng cho cả nền kinh tế89.

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w