Án Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 44 - 47)

III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

28 án Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

nghệ thuật hoạt động chủ yếu ở các thành phố lớn. Số lượng các đoàn ngoài công lập thường xuyên thay đổi do việc lập, tách ban, giải tán diễn ra thường xuyên.

Lực lượng nghệ sỹ biểu diễn với hơn 5.000 diễn viên được dàn mỏng cho các loại hình nghệ thuật trên 63 tỉnh, thành phố; phân bố không đồng đều. Phần lớn diễn viên ở trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc chỉ qua truyền nghề có độ tuổi trung bình khá cao. Lực lượng này chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, tại các đơn vị nghệ thuật Trung ương, tuyến tỉnh, thành phố.

Ngành mỹ thuật và ngành nhiếp ảnh là hai ngành nghệ thuật xã hội hóa cao tiếp cận và vận hành theo cơ chế thị trường sớm. Có tới 99% nhân lực hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật - nhiếp ảnh là tư nhân. Nhân lực lao động của ngành mỹ thuật và nhiếp ảnh mới tư nhân hóa, cổ phần hóa ở bộ phận sáng tạo ra tác phẩm. Hiện có khoảng 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật; khoảng 100 họa sĩ, nhà điêu khắc bán được tác phẩm; số lượng nghệ sĩ tạo hình trong cả nước ngày càng đông đảo, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ; đội ngũ các nghệ sĩ tạo hình trong sáng tác các lĩnh vực hội họa, đồ họa khoảng hơn một nghìn người; đội ngũ các nghệ sĩ tạo hình trong lĩnh vực điêu khắc ngày càng đông đảo so với trước đây...

Có thể thấy mặc dù không có số liệu thống kê tổng thể về chủ thể sáng tạo, tạo ra tài sản trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nhưng chúng ta vẫn thấy rằng chủ thể sáng tạo ngày càng nhiều và đa dạng. Do việc xác lập quyền đối với quyền tác giả và quyền liên quan theo cơ chế tự động xác lập không cần tiến hành đăng ký nên không thể đánh giá về nhận thức và năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ của các chủ thể sáng tạo trong lĩnh vực này.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017 có khoảng 561.000 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động . Đây là nhóm chủ thể tiềm năng tạo ra tài sản trí tuệ có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao do được tạo ra dựa từ nhu cầu giải quyết các vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp cũng là nhóm chủ thể chính sở hữu một đối tượng sở hữu trí tuệ quan trọng trong quá trình kinh doanh, đó là nhãn hiệu. Tuy không có số liệu thống kê tổng thể về tài sản trí tuệ được tạo ra và sở hữu bởi các doanh nghiệp nhưng dựa trên số liệu đăng ký sở hữu công nghiệp có thể thấy tài sản trí tuệ được đăng ký chưa thực sự phản ánh đúng tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam, điều này thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam đến vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được chú trọng đúng mức.

Hiện nay, tham gia vào hệ thống sở hữu trí tuệ với vai trò hỗ trợ, bổ trợ của có các tổ chức đại diện, giám định về sở hữu trí tuệ, tổ chức nghiên cứu về sở hữu trí tuệ và các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan.

Trong đó, về sở hữu công nghiệp, đến 30/01/2017, có 185 tổ chức đại diện và 325 người đại diện sở hữu công nghiệp; có 04 giám định viên, trong đó 02 giám định viên đang hoạt động trong một tổ chức giám định, dưới danh nghĩa của tổ chức (Viện Khoa học sở hữu trí tuệ) và 02 giám định viên hoạt động độc lập.

Về quyền tác giả và quyền liên quan, có 04 tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả và 01 Trung tâm giám định về quyền tác giả.

Về giống cây trồng, hiện nay có 5 tổ chức đại diện về giống cây trồng, chưa có tổ chức giám định về giống cây trồng.

Nhiều tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến sở hữu trí tuệ đã được hình thành như Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Hội sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh, Hội Sáng chế, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, v.v.. Bước đầu, các tổ chức này đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các thành viên. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng đã tham gia vào hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật với vai trò phản biện xã hội.

Có thể thấy, lực lượng các tổ chức hỗ trợ và bổ trợ về sở hữu trí tuệ đã phát triển ở mức nhất định và có những đóng góp đáng kể cho hệ thống sở hữu trí tuệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Ví dụ như, đối với đại diện sở hữu công nghiệp, mặc dù số lượng người hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp không thấp nhưng chưa có nhiều người có trình độ chuyên sâu về từng lĩnh vực của sở hữu công nghiệp và hoạt động đại diện chưa bảo đảm tính chuyên nghiệp. Có quá ít các tổ chức đại diện về giống cây trồng v.v...

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

- Quy định cho phép một người đại diện sở hữu công nghiệp được phép hành nghề trong tất cả các chuyên ngành sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… của lĩnh vực sở hữu công nghiệp, với tiêu chuẩn hành nghề và nội sát hạch về nghiệp vụ như nhau.

- Công tác quản lý, giám sát hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp chưa được triển khai đầy đủ và hiệu quả.

- Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Kế hoạch đào tạo chưa thực sự sát với nhu cầu, chỉ giới hạn ở đào tạo ngắn hạn. Các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động đào tạo.

3.2 Hoạt động sở hữu trí tuệ

Như đã phân tích trên đây, hoạt động sở hữu trí tuệ bao gồm hoạt động của các chủ thể liên quan trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật của các cơ quan nhà nước đã được đề cập ở phần trên đây. Các hoạt động sở hữu trí tuệ trong mục này sẽ bao gồm các nội dung theo chu trình của tài sản trí tuệ, bao gồm các khâu tạo ra, xác lập quyền, khai thác và bảo vệ quyền.

Trong bốn khâu nêu trên, hoạt động tạo lập, khai thác chủ yếu do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện, nhà nước chỉ đóng vai trò kiến tạo dưới hình thức xây dựng các chính sách, quy định pháp luật và thực hiện các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ, trong khi đó ở khâu xác lập và thực thi quyền, nhà nước đóng vai trò quan trọng khi thực hiện phần lớn các công việc theo yêu cầu của chủ thể quyền.

3.2.1 Tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ

3.2.1.1. Các yếu tố tác động đến việc tạo lập, khai thác tài sản trí tuệ

Như đã nêu, việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ là công việc của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, nhà nước chủ yếu đóng vai trò kiến tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng để thúc đẩy hoạt động này. Chất lượng và số lượng tài sản trí tuệ được tạo lập, cũng như hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ đã được tạo ra phụ thuộc vào ba yếu tố: cơ chế, chính sách khuyến khích tạo lập và tạo thuận lợi cho khai thác tài sản trí tuệ; các nguồn lực dành cho hoạt động tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ và các dịch vụ hỗ trợ, bổ trợ cho hoạt động tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ.

a) Cơ chế, chính sách khuyến khích tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ

Các cơ chế, chính sách khuyến khích các chủ thể tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ ở Việt Nam được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua quy định về phát triển khoa học và công nghệ) trong hàng loạt các văn bản pháp luật29, cụ thể là:

Một là cơ chế trao quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp khoa học - công nghệ theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo để tạo ra nhiều tài sản trí tuệ.

Hai là cơ chế trao quyền đăng ký sáng chế, quản lý, khai thác sáng chế cho tổ chức chủ trì dự án nghiên cứu theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân trực tiếp thực hiện công trình khoa học và công nghệ là tác giả của công trình đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w