Phụ lục 1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 32 - 33)

III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

17 Phụ lục 1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bên cạnh đó, còn phải kể đến những thỏa thuận tự do thương mại thế hệ mới có những cam kết sâu và rộng về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, v.v..18

(b) Sở hữu trí tuệ trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển các ngành/lĩnh vực

Ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, sở hữu trí tuệ là công cụ, phương thức được sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội. Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các ngành, lĩnh vực nói riêng đều đề cập đến các giải pháp sử dụng công nghệ tiên tiến thông qua việc đầu tư cho nghiên cứu – phát triển hoặc nhập khẩu công nghệ bên cạnh việc bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm phát triển bền vững.Tuy nhiên, để làm được điều đó, một biện pháp không thể thiếu là phải tăng cường bảo hộ, khai thác tài sản trí tuệ vì chỉ có như vậy mới có thể bảo đảm động lực cho việc thúc đẩy nghiên cứu – phát triển cũng như cạnh tranh lành mạnh.

Có thể thấy rõ điều này qua sơ đồ sau khi đề cập đến việc xây dựng chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ19:

Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực nói riêng hiện nay của Việt Nam, đã có sự lồng ghép các chính sách về sử dụng công cụ khoa học, công nghệ và sở hữu trí tuệ ở những mức độ khác nhau, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w