Báo cáo Kết quả triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 49 - 50)

III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

36Báo cáo Kết quả triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2005-

(i) Nguồn kinh phí37

Tổng chi quốc gia cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cường độ nghiên cứu và phát triển của một quốc gia và để so sánh quốc tế. Khoảng cách về kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam so với ba nước dẫn đầu ASEAN vẫn còn khá lớn38. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2016 tổng kinh phí chi cho hoạt động khoa học và công nghệ đạt 33.905 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 17.730 tỷ đồng, chiếm 52% và kinh phí do doanh nghiệp đầu tư là 16.175 tỷ đồng, chiếm 48%. Mặc dù tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp vào hoạt động nghiên cứu và phát triển có tăng nhưng nếu tính tỷ lệ kinh phí đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trên tổng số doanh thu của doanh nghiệp thì lại rất thấp. Theo số liệu điều tra năm 2014 của Tổng cục Thống kê39 cho thấy, trong số 7.450 doanh nghiệp tham gia khảo sát chỉ có 464 doanh nghiệp khẳng định là có các hoạt động nghiên cứu và phát triển (chiếm 6,23%). Nếu tính tổng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ thì tỷ lệ đó của các doanh nghiệp Việt Nam vào khoảng 0,2 - 0,5% doanh thu, trong đó đầu tư cho nghiên cứu và phát triển chỉ khoảng 1% doanh thu. Theo khảo sát của Trường đại học Ngoại thương, đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh40. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang có xu hướng duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh để vượt qua khó khăn thay vì sử dụng nguồn lực cho đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, hầu như chỉ có các doanh nghiệp lớn mới dành khoản kinh phí cố định và thiết lập bộ phận nghiên cứu và phát triển theo đúng nghĩa là thực hiện nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp41.

Trong lĩnh vực văn hóa, hằng năm, chi cho hoạt động văn hóa chiếm 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước, so với yêu cầu còn ở mức thấp.

(ii) Cơ sở hạ tầng42

37 “Khoa học và công nghệ Việt Nam 2017" (trang 80-88). Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2018

38Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, GDP của Việt Nam năm 2015 là 193,6 tỷ USD, tổng chi cho hoạt độngnghiên cứu và phát triển chiếm 0,44% GDP, tương đương 851,8 triệu USD, bình quân chi quốc gia cho mỗi cán nghiên cứu và phát triển chiếm 0,44% GDP, tương đương 851,8 triệu USD, bình quân chi quốc gia cho mỗi cán bộ nghiên cứu là 141,14 triệu đồng, con số này chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, 1/4 của Malaysia và 1/7 của Singapo

39Nguồn: https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/doanh-nghiep-viet-ngai-dau-tu-cho-rd-1024685.html

40Sách chuyên khảo: "Khai thác tài sản trí tuệ đến phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam", Trường Đại họcNgoại thương, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2016 Ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2016

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 49 - 50)