Theo Báo cáo Khảo sát về hoạt động SHTT của Tổng Công ty Giống cây trồng Trung ương

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 61 - 63)

III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

80 Theo Báo cáo Khảo sát về hoạt động SHTT của Tổng Công ty Giống cây trồng Trung ương

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã cấp từ năm 2007 đến 2017 của chủ đơn Việt Nam và nước ngoài

Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu chỉ dẫn thương mại đặc biệt, việc đăng ký và sử dụng chỉ dẫn địa lý mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp được quyền sử dụng dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Do tiêu chuẩn bảo hộ của chỉ dẫn địa lý chặt chẽ nên mặc dù số lượng chỉ dẫn địa lý được đăng ký của Việt Nam chưa cao nhưng cũng liên tục phát triển trong các năm qua.

Bảng 1. Số lượng đơn đăng ký và giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý giai đoạn 2007-2017

Năm Người Việt Nam Người nước ngoài Tổng số

Đơn Giấy chứng

2007 3 6 1 1 4 72008 7 2 1 8 2 2008 7 2 1 8 2 2009 6 2 6 2 2010 7 6 1 7 7 2011 4 5 1 0 5 5 2012 7 5 7 5 2013 3 6 1 0 4 6 2014 2 5 0 1 2 6 2015 4 1 3 0 7 1 2016 9 5 0 2 9 7 2017 7 6 2 0 9 6 Tổng số 59 49 9 5 68 54

Qua nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy số lượng và chất lượng tài sản trí tuệ của người Việt Nam được tạo ra chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội dẫn tới chưa đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế đất nước. Hiện trạng này có một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, nhận thức về việc sử dụng sở hữu trí tuệ làm công cụ phát triển khoa học - công nghệ và sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Từ đó dẫn tới tình trạng các tổ chức, doanh nghiệp còn thiếu các chính sách và quy định trong quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng; thiếu hụt về nguồn nhân lực có chuyên môn về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, thiếu nguồn kinh phí hoạt động81.

Thứ hai, thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp phức tạp, thời gian thẩm định kéo dài, tình trạng xâm phạm quyền không được xử lý nghiêm minh... làm nản chí các chủ thể sáng tạo.

Thứ ba, mối quan hệ hợp tác giữa các chủ thể sáng tạo (chủ yếu là các trường đại học, viện nghiên cứu) với doanh nghiệp còn hạn chế dẫn tới kết quả nghiên cứu tạo ra không đáp ứng nhu cầu thực tiễn, không có địa chỉ ứng dụng hoặc ngược lại năng lực nghiên cứu cộng thêm các ràng buộc về yêu cầu chất lượng dẫn tới các chủ thể sáng tạo còn dè dặt trong nhận đặt hàng nghiên cứu từ phía doanh nghiệp,

Thứ tư, các dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng đầy đủ cho các nhu cầu nghiên cứu khoa học - công nghệ và phát triển sản xuất, kinh doanh82.

Thứ năm, thủ tục tham gia các chương trình hỗ trợ tạo lập quyền sở hữu trí tuệ phức tạp dẫn tới việc các chủ thể ngại nộp hồ sơ tham gia.

g) Thực trạng khai thác tài sản trí tuệ

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w