III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM
51 Lực lượng nghiên cứu và phát triển tập trung nhiều ở khu vực trường đại học, chiếm 46,4%, tiếp theo là các tổ chức nghiên cứu và phát triển với 23,0% Nhân lực làm nghiên cứu và phát triển trong khu vực doanh nghiệp chỉ
chức nghiên cứu và phát triển với 23,0%. Nhân lực làm nghiên cứu và phát triển trong khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm 15,6%. Lực lượng cán bộ nghiên cứu chiếm tỉ lệ quá lớn trong lực lượng nghiên cứu và phát triển (78,12%), trong khi cán bộ kỹ thuật lại chỉ có chưa đến 7%, phản ánh nghiên cứu thực hành còn ít. Trong đó, cán bộ nghiên cứu trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển dành 100% thời gian cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; Trong các cơ sở giáo dục đại học dành 25%; Khu vực hành chính sự nghiệp dành 16%, cán bộ nghiên cứu ở khu vực doanh nghiệp dành 70% và ở các tổ chức phi lợi nhuận dành 36% thời gian cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
52Khoa học nông nghiệp 11,24%, khoa học xã hội 27,14%, khoa học nhân văn 6,52%, khoa học tự nhiên 10,42%,khoa học kỹ thuật và công nghiệp 35,19%, khoa học y dược 10,07%. khoa học kỹ thuật và công nghiệp 35,19%, khoa học y dược 10,07%.
53 Báo cáo đánh giá kết quả triển khai Chương trình 68: Giai đoạn 2011 – 2015 tập huấn, đào tạo về SHTT cho30.000 lượt người, giai đoạn 2016 – 2017 tập huấn, đào tạo cho 1.000 lượt người. 30.000 lượt người, giai đoạn 2016 – 2017 tập huấn, đào tạo cho 1.000 lượt người.
hoạt động đào tạo về sở hữu trí tuệ chưa được triển khai một cách tổng thể, thống nhất, chưa có chương trình đào tạo chính thống để đưa vào áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng.
Bên cạnh đó, thông tin sở hữu trí tuệ, đặc biệt là thông tin sáng chế đóng vai trò không chỉ định hướng hoạt động nghiên cứu, phát triển mà còn hữu ích trong hoạt động xác lập, bảo vệ và quản lý, khai thác quyền đối với tài sản trí tuệ được tạo ra. Theo khảo sát của Cục Sở hữu trí tuệ về hiệu quả sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp được tiến hành năm 2016 thì nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin sở hữu công nghiệp của tất cả các nhóm chủ thể tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp, cá nhân đều tăng cao trong khi năng lực tra cứu và phân tích thông tin sở hữu công nghiệp của chính các chủ thể này còn hạn chế54. Năng lực cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ còn hạn chế, cơ sở dữ liệu không được cập nhật kịp thời trong khi không có các tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp về cung cấp thông tin phần nào ảnh hưởng tới hoạt động tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ của xã hội.
Trong định hướng hoạt động nghiên cứu và phát triển, việc thực hiện đánh giá, phân tích, dự báo công nghệ cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu kết hợp với cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, đáng tin cậy. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tư vấn và cung cấp các dịch vụ sở hữu trí tuệ khác như quản trị, môi giới, định giá... chưa được thực hiện một cách bài bản, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn sâu trong lĩnh vực phân tích, dự báo và định giá công nghệ.
Ở giai đoạn khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ, ngoài việc các chủ thể có liên quan , còn rất cần có sự tham gia của bên thứ ba kết nối chủ thể sáng tạo với doanh nghiệp sản xuất, thị trường. Các tổ chức trung gian thực hiện hoạt động hỗ trợ, bổ trợ về môi giới, định giá tài sản trí tuệ cần được giao dịch. Thông qua các sự kiện như kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo), Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) và các sàn giao dịch công nghệ, trung tâm ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ hoạt động hỗ trợ và bổ trợ sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong khai thác và thương mại hóa tài sản trí tuệ.
Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ, cũng như những hạn chế trong thực tiễn thực hiện các hoạt động này sẽ được thể hiện rõ nét trong thực trạng tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ được phân tích ở các phần sau.
3.2.1.2 Thực trạng hoạt động tạo lập tài sản trí tuệ
Theo khảo sát được tiến hành tại một số tổ chức khoa học và công nghệ hàng đầu tại Việt Nam như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học 54 Báo cáo tổng thuật đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp kết nối và khai thác hiệu quả thông tin SHCN phục vụ nhu cầu người dùng tin
Nông nghiệp Việt Nam cho thấy, tài sản trí tuệ được tạo ra từ khối tổ chức khoa học và công nghệ được xác lập quyền sở hữu trí tuệ chưa cao xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan từ phía chủ thể sáng tạo vừa có cả nguyên nhân khách quan của hệ thống sở hữu trí tuệ.55
Hoạt động tạo lập tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa được quan tâm đúng mức. Mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu để làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn ở mức thấp (chỉ khoảng 0,5% doanh thu, trong khi con số này ở các nước tiên tiến trong khu vực là 5- 10%). Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ, trình độ và năng lực công nghệ trong nước còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước sử dụng công nghệ tụt hậu hơn so với mức trung bình của thế giới 2 thế hệ, mức độ hiện đại chỉ chiếm 5%, khoảng 40% đạt mức trung bình và chủ yếu thuộc các doanh nghiệp FDI. Các công nghệ được nhập khẩu chủ yếu dưới dạng máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Số lượng tài sản trí tuệ do các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra và nắm giữ còn ít, những doanh nghiệp có tài sản trí tuệ được đăng ký nhiều chủ yếu vẫn tập trung vào đối tượng nhãn hiệu56. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ thì các doanh nghiệp có nhiều sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được đăng ký chủ yếu là các doanh nghiệp có tuổi đời trên 10 năm57.
Do chưa được quy định thành một chỉ tiêu trong hệ thống thống kê chính thức nên hiện nay, Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính xác tất cả các loại tài sản trí tuệ của các chủ thể Việt Nam. Thực trạng hoạt động tạo lập tài sản trí 55Theo Báo cáo của Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp thông tin về thực trạng hoạt động sở hữu trí tuệ phục vụ xây dựng Đề án Chiến lược SHTT, bình quân trong 10 năm gần đây mỗi năm trường có từ 350 đến 500 bài báo được xuất bản trên tạp chí quốc tế. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này Đại học Quốc gia Hà Nội mới chỉ có 71 sản phẩm đã đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có 29 sản phẩm được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, 01 sản phẩm được đăng ký tại Mỹ và 17 sản phẩm được đăng ký tại Cục bản quyền tác giả đối với các sách chuyên khảo và các phần mềm công nghệ thông tin. Con số này chưa tương xứng với tầm một trường đại học hàng đầu cấp quốc gia có hoạt động nghiên cứu đa lĩnh vực.
Theo Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cung cấp thông tin về thực trạng hoạt động sở hữu trí tuệ phục vụ xây dựng Đề án Chiến lược SHTT, năm 2017, Viện công bố tổng số 1.830 công trình. Tổng số bài báo quốc tế năm 2017 là 888, số bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín đạt tiêu chuẩn ISI (SCI và SCI-E) là 688. Số lượng công bố giảm là do các nhà khoa học bắt đầu tập trung nâng cao chất lượng bài báo hơn là chạy theo số lượng, thêm vào đó, số lượng bài báo có sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài lại giảm thiểu, cho thấy nội lực của các nhà khoa học trong nước ngày càng tăng. Theo báo cáo thường niên của Viện, năm 2017, tổng số văn bằng được cấp để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là 40, trong đó, số bằng độc quyền sáng chế được cấp là 20, số bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 20, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2016. Số lượng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là số bằng độc quyền sáng chế tuy có tăng so với các giai đoạn trước nhưng hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm lực khoa học công nghệ của Viện.
56 Sách chuyên khảo: "Khai thác tài sản trí tuệ đến phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam", Trường Đại họcNgoại thương, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2016 Ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2016
57 Theo Báo cáo của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ phục vụ xây dựng Đề án Chiến lược SHTT quốc gia: "Pháttriển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam: thực trạng và một số gợi ý chiến lược" triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam: thực trạng và một số gợi ý chiến lược"
tuệ trình bày trong khuôn khổ Đề án dựa trên một số báo cáo, số liệu thống kê, khảo sát chính thức, đặc biệt là các số liệu về đăng ký tại cơ quan nhà nước về sở hữu trí tuệ để có đánh giá sơ bộ hoạt động tạo lập tài sản trí tuệ trong mối tương quan với các nguồn lực được đầu tư cho hoạt động này. Trong số các đối tượng sở hữu trí tuệ thì các công bố về kết quả nghiên cứu khoa học, sáng chế và giống cây trồng là chỉ dấu then chốt cho trình độ và năng lực sáng tạo quốc gia, do vậy sẽ được tập trung phân tích sâu hơn.
a) Công bố khoa học
Theo cơ sở dữ liệu công bố khoa học và công nghệ Việt Nam tập hợp các công bố khoa học và công nghệ từ 236 tạp chí khoa học và công nghệ (chiếm 70% tổng số tạp chí khoa học và công nghệ trong nước), tổng cộng đến hết năm 2017 đạt trên 240 nghìn bài báo khoa học. Trong những năm vừa qua, mỗi năm có khoảng trên 19.000 bài, năm 2017 đạt trên 19.575 bài. Số lượng bài báo khoa học công bố hằng năm đều tăng tuy không nhiều58.
Theo lĩnh vực, các bài báo khoa học của Việt Nam năm 2017 tập trung chủ yếu trong khoa học xã hội và nhân văn, chiếm hơn 70% tổng số bài báo khoa học công bố (tương đương với năm 2016, trong khi năm 2015 là 50%), khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm 12,4%, thấp nhất là khoa học tự nhiên chỉ có 4,5% còn y dược và khoa học nông nghiệp, mỗi lĩnh vực chiếm gần 6%, với hơn 830 bài59.
Theo cơ sở dữ liệu Scopus, tổng số công bố khoa học và công nghệ của Việt Nam giai đoạn 2012-2017 là 27.453 bài, với tỉ lệ tăng hàng năm khoảng trên 10%. Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2012 -2017 cho thấy các lĩnh vực vật lý, toán học, hóa học, kỹ thuật chiếm ưu thế. Bốn chuyên ngành này đã chiếm đến trên 45% số công bố khoa học và công nghệ quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp và y tế còn có ít công bố60.
Trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ 5 về tổng số công bố quốc tế giai đoạn 2012-2017, nhưng chỉ bằng một nửa nước đứng thứ 4 là Indonesia, 1/3 của nước đứng thứ 3 là Thái Lan và bằng khoảng 1/6 số công bố của nước đứng đầu khu vực là Malaysia61.
b) Sáng chế
Mặc dù nhà nước đã có rất nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ để có thể tạo ra nhiều giải pháp kỹ thuật tiên tiến tới 58 Phụ lục 4.1. Số bài báo khoa học và công nghệ công bố trong nước