III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM
45 Đến năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã quy hoạch 22 Khu Nông nghiệp công nghệ cao; Bộ NN&PTNT đã công nhận 35 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các địa phương công nhận 03 Vùng Nông
công nhận 35 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các địa phương công nhận 03 Vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được địa phương công nhận gồm: vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Trung Sơn Kiên Giang sản xuất tôm thẻ chân trắng quy mô công nghiệp theo chuỗi giá trị từ nuôi đến chế biến và thương mại(tỉnh Kiên Giang); vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao Thái Phiên (tỉnh Lâm Đồng); Vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao xã Xuân Hải thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên.
của địa phương. Ngoài ra, phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung là tiền đề quan trọng để công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam phát triển, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông. Mục tiêu của “Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” sẽ xây dựng hai (02) đến ba (03) khu công nghệ thông tin tập trung tại mỗi thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, hệ thống các thiết chế văn hóa được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương, hệ thống các rạp chiếu phim, bảo tàng, trung tâm văn hóa hoạt động dưới nhiều chương trình phong phú, đa dạng. Việt Nam hiện có khoảng hơn 2000 làng nghề thủ công mỹ nghệ chia thành 10 tiểu ngành có thể tìm thấy trên khắp đất nước với các sản phẩm văn hóa đặc sắc vùng miền46. Hệ thống các nhà xuất bản cũng được phát triển với các loại hình khác nhau47. Tuy nhiên, mạng lưới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa còn nhỏ, chủ yếu là hoạt động dịch vụ, khẩu sản xuất chất lượng thấp. Ngoại trừ các rạp chiếu phim, rất ít doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhìn chung, cơ sở vật chất cho hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và phát triển được chú trọng đầu tư theo quy mô khu vực địa lý và lĩnh vực chuyên môn đã tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể phát huy năng lực nghiên cứu, sáng tạo của mình.
(iii) Nguồn nhân lực48
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển đáng kể, không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng, trưởng thành về mọi mặt49. Tính bình quân có 6,86 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian trên một vạn dân. Con số này là khá thấp so với các nước trong khu vực, chỉ cao hơn Philippines.
Theo thông lệ quốc tế, cán bộ nghiên cứu là chỉ những người có trình độ từ cao đẳng trở lên. Trong những năm qua, số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ