Báo cáo tổng thuật đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp kết nối và khai thác hiệu quả thông tin SHCN phục vụ nhu cầu người dùng tin

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 63 - 64)

III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

81 Báo cáo tổng thuật đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp kết nối và khai thác hiệu quả thông tin SHCN phục vụ nhu cầu người dùng tin

nhu cầu người dùng tin

82 Báo cáo Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam phục vụ xây dựng Đề án Chiến lược SHTT quốc gia: "Thực trạnghoạt động SHTT của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và một số giải pháp" hoạt động SHTT của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và một số giải pháp"

Sau khi tài sản trí tuệ được tạo ra có hai mô hình khai thác, thương mại hóa được áp dụng. Một là chủ sở hữu tự khai thác, độc quyền sử dụng, khai thác thương mại tài sản trí tuệ để thu hồi chi phí nghiên cứu và tạo kinh phí thúc đẩy đầu tư vào các nghiên cứu, phát triển mới. Hai là chuyển giao cho chủ thể khác khai thác, thương mại hóa và thu về một khoản tiền bản quyền nhất định.

Mô hình thứ nhất phù hợp hơn với chủ sở hữu tài sản trí tuệ là các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tự chủ sáng tạo và các cá nhân có thực lực về kinh tế để đầu tư đưa công nghệ vào sản xuất. Đối với các doanh nghiệp, tài sản trí tuệ ngoài các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ ra còn có một lượng lớn tài sản trí tuệ là uy tín từ các dấu hiệu chỉ dẫn thương mại được tạo ra trong quá trình đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Các ví dụ thành công ở phương thức này phải kể đến là Tập đoàn Sơn Kova, Tổng công ty Giống cây trồng trung ương (VINASEED), Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco),...

Mô hình thứ hai phù hợp hơn với với các tác giả, chủ sở hữu tài sản trí tuệ là cá nhân hoặc tổ chức không đủ tiềm lực tài chính và chuyên môn để đưa sản phẩm hoàn thiện ra thị trường, cần có sự hợp tác của các chủ thể khác có đủ năng lực khai thác.

Thực trạng hoạt động khai thác tài sản trí tuệ của trường đại học, viện nghiên cứu83:

Mặc dù một số viện, trường đã đạt được nhiều thành công trong việc chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sáng chế nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, con số này chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Một số đơn vị có thành tích điển hình trong thương mại hóa tài sản trí tuệ do mình tạo lập ra là: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được xem là trường đi đầu trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sáng chế84. Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong số ít các trường thành công trong việc thương mại hóa tài sản trí tuệ85. Một số viện nghiên cứu ngành kỹ thuật cũng đã thành công trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ như Viện Máy và Dụng 83 Nguồn: Cổng thông tin về thị trường khoa học công nghệ:

http://thitruongcongnghe.gov.vn/thuc-trang-hoat-dong-nghiep-vu-thuong-mai-hoa-ket-qua-nghien-cuu-tai-vien- nghien-cuu-truong-dai-hoc-o-viet-nam/?

fbclid=IwAR2y1zDVIPsnZRHKAYrP8dKIj9Qn0yuc6RXv6wxa0RoXRL0kB04UGckchDM

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w