III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM
89 Tham khảo: “Chính sách nhà nước thúc đẩy thương mai hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước” TS Nguyễn Quang Tuấn, Viện Chiến lược và Chính sách KHCN Tạp chí
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước”. TS. Nguyễn Quang Tuấn, Viện Chiến lược và Chính sách KHCN. Tạp chí Chính sách và quản lý KH&CN, tập 3, số 3, 2014, trang 19.
Thực trạng khai thác tài sản trí tuệ của doanh nghiệp90
Theo số liệu thống kê mức độ đóng góp của 65 ngành công nghiệp có sử dụng sáng chế, trong đó có các ngành công nghiệp sử dụng nhiều sáng chế vào GDP ở Việt Nam là khá khác biệt91. Một thực tế là các ngành thâm dụng sáng chế lại chưa phải là ngành có đóng góp nhiều nhất vào GDP ở Việt Nam, ví dụ như ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (0,33%), ngành sản xuất thiết bị y tế (0,05%). Trong số 10 ngành công nghiệp đóng góp nhiều nhất vào GDP thì chỉ có một ngành sử dụng nhiều sáng chế là ngành sản xuất phương tiện vận tải. Trong số 10 ngành công nghiệp có đóng góp ít nhất vào GDP thì hầu hết lại là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều sáng chế. Kết quả này cho thấy sáng chế chưa thực sự trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các ngành công nghiệp được coi là có triển vọng và lợi thế sản xuất ở Việt Nam lại là những ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất tính theo đầu người lao động và phần lớn là những ngành công nghiệp sử dụng ít sáng chế và sử dụng nhiều lao động cho thấy năng lực hấp thụ công nghệ mới của Việt Nam thấp. Sự lệ thuộc của doanh nghiệp Việt Nam vào công nghệ của nước ngoài là thực trạng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp ở Việt Nam.
Thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam là gặp khó khăn trong việc khai thác, thương mại hóa sáng chế do trình độ sáng tạo của sáng chế không cao, kém xa công nghệ nước ngoài, không đủ hấp dẫn để các doanh nghiệp nhận chuyển giao. Việc xử lý xâm phạm không nghiêm cũng là rào cản việc thương mại hóa tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp.
Đối với kiểu dáng công nghiệp, việc khai thác, thương mại hóa của các doanh nghiệp cũng gặp phải các rào cản như sáng chế thực thi không nghiêm mình, trình độ sáng tạo chưa cao.
Đối với nhãn hiệu, việc sử dụng của các doanh nghiệp được thực hiện thuận lợi và không có nhiều lý do cản trở hoạt động này vì hầu như chỉ phụ thuộc vào chính doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy hoạt động tạo lập và khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ ở Việt Nam đã dần được chú trọng và có nhiều chuyển biến, thay đổi tích cực. Hiện nay các chính sách và cơ chế cho hoạt động tạo lập và khai thác, thương mại hóa cơ bản đã được thiết lập, tuy nhiên các quy định còn chưa rõ ràng, chồng chéo, đặc biệt là chưa kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, 90 Báo cáo của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ phục vụ xây dựng Đề án Chiến lược SHTT quốc gia: "Phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam: thực trạng và một số gợi ý chiến lược"
91 Về tổng thể, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng có sử dụng sáng chế đóng góp 30,24%GDP, trong đó so với ngành công nghiệp xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức độ đóng góp GDP, trong đó so với ngành công nghiệp xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức độ đóng góp vào GDP nhiều hơn gấp 3,7 lần. Một số ngành công nghiệp có đóng góp vượt trội so với các ngành khác vào GDP như ngành sản xuất, chế biến thực phẩm (6,36%), ngành dệt (3,3%), ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (2,51%), ngành sản xuất phương tiện vận tải (2,05%), còn lại các nành công nghiệp khác chỉ đóng góp chưa đến 1% vào GDP.
ví dụ như quy định về định giá tài sản trí tuệ, cơ chế đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ, cơ chế tính điểm thành tích khoa học công nghệ, cơ chế phân chia lợi nhuận thu từ chuyển giao kết quả nghiên cứu chưa đủ để khuyến khích các chủ thể sáng tạo tạo ra, xác lập và khai thác tài sản trí tuệ. Vẫn tồn tại cơ chế xin - cho và mang nặng tính phân phối trong các chương trình hỗ trợ cho các chủ thể sáng tạo, thương mại hóa, cũng như thủ tục phức tạp dẫn tới các chủ thể sáng tạo không thực sự mặn mà với các chương trình đó. Chính vì vậy, nhà nước cần điều chỉnh các chính sách và cơ chế kịp thời để đáp ứng xu thế phát triển, đặc biệt là cần có áp lực thương mại hóa đối với các cá nhân, tổ chức khoa học công nghệ thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước tài trợ thay vì chỉ chú trọng vào thành tích khoa học qua tính điểm bài báo.
Năng lực đổi mới sáng tạo và nhận thức về sở hữu trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu phát triển của các chủ thể sáng tạo và thương mại hóa đã được cải thiện nhưng lại không đồng đều giữa các khu vực nhà nước và tư nhân. Đối với chủ thể sáng tạo trong các tổ chức nghiên cứu công lập, thực hiện hoạt động nghiên cứu từ kinh phí nhà nước, hầu như không quan tâm và không chịu nhiều áp lực về khả năng ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu dẫn tới tình trạng các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra không xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường. Trong khi đó các đơn vị tự chủ kinh phí hoặc các doanh nghiệp vì áp lực kinh tế lại không muốn đầu tư rủi ro vào hoạt động nghiên cứu. Năng lực hấp thụ công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao nên không tạo ra nhiều cải tiến dựa trên các công nghệ nhập khẩu. Để cải thiện tình trạng này, cần nâng cao năng lực khoa học công nghệ cho các chủ thể sáng tạo đủ để hấp thụ công nghệ tiên tiến và tạo ra những công nghệ mới. Đồng thời cần tạo lập nền tảng văn hóa về sở hữu trí tuệ cho tất cả các chủ thể có liên quan từ nhà quản lý, chủ thể tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ cũng như công chúng để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội.
Cơ chế kết nối giữa tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp và Nhà nước đã dần hình thành nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu lại không sát với nhu cầu xã hội, vì vậy con đường tìm đến doanh nghiệp để thương mại hóa ngày càng xa. Để mối liên kết giữa tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp được vận hành hiệu quả cần có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước phải là “bà đỡ” cho các kết quả nghiên cứu đặc thù, đồng thời tạo lập những cơ chế, chính sách thiết thực để thúc đẩy hiệu quả mối liên kết, hợp tác trong tam giác phát triển giữa ba nhà - nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp để họ xích lại gần nhau hơn vì những mục tiêu, quyền lợi của mỗi bên và cho cả sự phát triển chung của nền khoa học và công nghệ của đất nước.
Một yếu tố tác động mạnh đến hoạt động tạo lập và thương mại hóa tài sản trí tuệ đó là các dịch vụ hỗ trợ, bổ trợ. Từ khâu tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của các chủ thể liên quan về vai trò của đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ đối với phát triển kinh tế xã hội đến trực tiếp tham gia vào các hoạt động phân tích đánh giá, tư vấn, môi giới trung gian cho hoạt động tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ đều cần có kinh phí và nguồn nhân lực có chất lượng. Vì vậy rất cần có một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu đủ năng lực để thực hiện hoạt động hỗ trợ, bổ trợ cho các chủ thể sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ.
3.2.2 Xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả và quyền liên quan được phát sinh trên cơ sở sáng tạo và định hình hoặc thực hiện. Việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan không có ý nghĩa xác lập quyền mà chỉ có giá trị tạo ra chứng cứ về tuyên bố quyền. Do vậy, Đề án chỉ tập trung nghiên cứu thủ tục và hoạt động đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới vì các quyền này chủ yếu được hình thành trên cơ sở thực hiện thủ tục xác lập quyền tại cơ quan quản lý nhà nước.
Về sở hữu công nghiệp
Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hoạt động xác lập quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện.
Trình tự xử lý đơn xác lập quyền được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (được sửa đổi, bổ sung ngày 20/9/2011 bởi Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 30/12/2011); và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 (Thông tư 01 được sửa đổi bởi Thông tư 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010; Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011; Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013; Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016). Theo đó, về cơ bản, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật gồm các bước sau: Tiếp nhận đơn; Thẩm định hình thức đơn; Quyết định chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn; Công bố đơn; Thẩm định nội dung đơn (trừ đối tượng thiết kế bố trí mạch tích hợp); Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; Khiếu nại về kết quả xử lý đơn. Ngoài ra, còn có các thủ tục liên quan khác như sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn
văn bằng bảo hộ, v.v.. Thời gian để thực hiện mỗi bước trong quy trình cũng được quy định rõ ràng.
Hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện ngay từ giai đoạn Cục Sở hữu trí tuệ (Cục Sáng chế) mới được thành lập, nhưng hoạt động này phát triển đáng kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Trong giai đoạn 2006-2016, tổng số các loại đơn sở hữu công nghiệp mà Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận tăng trung bình mỗi năm từ 10-15%; riêng năm 2016 nhận được 104.275 đơn (gấp đôi số lượng đơn nhận được năm 2006). Trong số này, lượng đơn đăng ký xác lập quyền có tỷ lệ tăng tương ứng 10-12%/năm với số lượng đơn nhận đến năm 2016 đạt gấp rưỡi số lượng đơn nhận được năm 2006. Số lượng đơn xác lập quyền của cá nhân, tổ chức Việt Nam chủ yếu tập trung vào các đối tượng là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và giải pháp hữu ích với tỷ lệ tương ứng là 77,8%, 87,5%, 69,8% và 63,3% trên tổng số đơn mà Cục Sở hữu trí tuệ nhận được trong năm 2016.
Số lượng đơn được Cục Sở hữu trí tuệ xử lý cũng tăng nhanh, trung bình 8,7%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của đơn được xử lý chưa tương ứng với tốc độ tăng của đơn mà Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận92.
Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đang triển khai nhiều hoạt động để tạo thuận lợi cho việc nộp đơn và đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn xác lập quyền trong đó phải kể đến việc cho phép và duy trì hệ thống nộp đơn trực tuyến. Cách thức nộp đơn này dù mới được triển khai từ giữa năm 2017 nhưng được sử dụng tương đối nhiều, tính đến ngày 30/11/2018, tỷ lệ đơn nộp sáng chế trực tuyến là trên 40%.93
Về giống cây trồng
Hoạt động xác lập quyền đối với giống cây trồng mới do Văn phòng bảo hộ giống cây trồng thực hiện theo trình tự được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; và Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng, phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp. Về cơ bản, thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật gồm các bước sau: Tiếp nhận đơn; Thẩm định hình thức đơn; Quyết định chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn; Công bố đơn; Thẩm định nội dung đơn; Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; Khiếu nại về kết quả xử lý 92 Phụ lục 6. Thống kê về hoạt động xác lập quyền quyền sở hữu công nghiệp