Phụ lục 9 Hoạt động giám định sở hữu công nghiệp giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 77 - 81)

III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

100 Phụ lục 9 Hoạt động giám định sở hữu công nghiệp giai đoạn 2009-

(ii) Hoạt động cung cấp ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Ngoài việc trưng cầu giám định, các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ cung cấp ý kiến chuyên môn về sở hữu trí tuệ để có thêm căn cứ trong quá trình xử lý các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Về quyền tác giả, quyền liên quan, trong 10 năm (2006-2015) Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tiếp nhận và giải quyết 258 vụ khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có những vụ việc phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài.

Về quyền sở hữu công nghiệp, trong giai đoạn 2006-2016, tổng số ý kiến chuyên môn về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ là 1.858, của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh: 1.497101. Ý kiến giám định, ý kiến chuyên môn đóng vai trò quyết định trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Hầu hết các vụ việc đều được xử lý trên cơ sở ý kiến giám định hoặc ý kiến chuyên môn, theo yêu cầu của các bên hoặc theo trưng cầu của cơ quan bảo vệ quyền, trong quá trình xử lý vụ việc hoặc được phổ biến trong ngành từ trung ương đến địa phương.

Có thể thấy rằng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu được vận hành bằng cơ chế xử phạt vi phạm hành chính cùng với cơ chế cung cấp ý kiến chuyên môn của tổ chức giám định và các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, đã thực hiện được một trong những chức năng trụ cột của hệ thống sở hữu trí tuệ, đó là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chống giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và sao chép lậu quyền tác giả, quyền liên quan.

(iii) Một số hoạt động hỗ trợ, bổ trợ khác

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về sở hữu trí tuệ: Hoạt động đào tạo về sở hữu trí tuệ được thực hiện thường xuyên và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Một số kết quả cụ thể: Trong giai đoạn 2013-2017, Thanh tra các Sở Khoa học và Công nghệ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về sở hữu trí tuệ nói chung và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói riêng 186 lượt. Trong đó, chủ yếu là tập huấn thanh tra chuyên đề hàng năm do Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ kết hợp tổ chức và tham dự các lớp bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức; các cơ quan Hải quan, Công an cũng tổ chức một số khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống buôn lậu, hàng giả; Tòa án các cấp đã tổ chức 10 Hội thảo và các khóa tu nghiệp trung hạn trong và ngoài nước cho các Thẩm 101 Phụ lục 8. Hoạt động cung cấp ý kiến chuyên môn về sở hữu trí tuệ

phán, cán bộ Tòa án nhằm đào tạo kỹ năng giải quyết các vụ án liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ102.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ: Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, viết bài báo, phóng sự, chương trình truyền hình, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sở hữu trí tuệ, xây dựng website tuyên truyền về hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

- Hợp tác quốc tế: Các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các bộ, ngành thành viên đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ như tổ chức các hội thảo quốc tế, các khóa đào tạo về tăng cường năng lực quản lý, thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ, hợp tác với các cơ quan, tổ chứcquốc tế như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Tổ chức Hải quan thế giới, Tổ chức Cảnh sát quốc tế, Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản…

d) Hạn chế, nguyên nhân

Trên cơ sở các phân tích nêu trên cũng như thực tiễn hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam những năm gần đây, có thể rút ra một số nhận định sau:

(i) Về pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hệ thống văn bản pháp luật vẫn tương đối cồng kềnh và phức tạp, gồm nhiều tầng nấc với các văn bản hướng dẫn thi hành khác nhau; tính đồng bộ và thống nhất trong quy định giữa các văn bản pháp luật chưa cao; một số quy định chưa chi tiết, rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu và thi hành khác nhau; một số quy định còn thiếu tính khả thi, không thực sự phù hợp với hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Một số văn bản chậm được xây dựng, hoặc được xây dựng, sửa đổi, bổ sung trong thời gian quá dài, chất lượng văn bản chưa cao.

Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực liên quan đến nhiều bộ, ngành và cần phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xây dựng văn bản để đảm bảo tính thống nhất. Tuy nhiên, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong công tác này chưa thực sự chặt chẽ, dẫn tới việc nội dung quy định trong một số văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo với nhau hoặc với Luật Sở hữu trí tuệ.

(ii) Về hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính - Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chưa hiệu quả, chủ yếu dừng ở mức chia sẻ thông tin xử lý xâm phạm quyền và phối hợp trong một số hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành; chưa có cơ chế 102 Kết quả của Chương trình 168 về phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II (2012-2015).

liên kết để bảo đảm chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kịp thời và thông suốt.

- Chưa xây dựng được bộ tiêu chí thống kê về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, do vậy số liệu thống kê không thống nhất, không đầy đủ và thiếu chi tiết, chỉ cung cấp dữ liệu toàn cảnh về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

- Tình trạng thiên về áp dụng biện pháp hành chính trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là không phù hợp vì quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự và phải được giải quyết chủ yếu bằng biện pháp dân sự.

- Tình trạng lệ thuộc vào kết luận giám định, ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý trong phần lớn các vụ việc khiến cho quyết định giải quyết các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhiều cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không mang bản chất “quyết định” mà chỉ chuyển tải nội dung và “thi hành” kết luận giám định, ý kiến chuyên môn. Thực tiễn hoạt động giám định sở hữu công nghiệp cũng như xử lý xâm phạm quyền cho thấy, không phải mọi nhu cầu giám định đều nhằm mục đích sử dụng kết luận giám định làm nguồn chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp/xung đột quyền sở hữu công nghiệp, trong rất nhiều trường hợp, đó là nhu cầu tìm kiếm kết luận hành chính để làm cơ sở ban hành quyết định xử phạt103.

(iii) Về hoạt động bảo vệ quyền bằng biện pháp dân sự

- Về chuyên môn sở hữu trí tuệ, hệ thống tòa án chưa đủ nhân lực được đào tạo và có kinh nghiệm (vì có quá ít vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra tòa) để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vụ việc phức tạp về sở hữu trí tuệ; Không có tòa chuyên trách hoặc bán chuyên trách về sở hữu trí tuệ (hiện nay các vụ việc sở hữu trí tuệ chủ yếu được xét xử ở Tòa Kinh tế, Tòa Dân sự), không có thẩm phán chuyên trách xét xử các vụ việc về sở hữu trí tuệ.

- Thủ tục phức tạp, kéo dài và tốn kém cả trong quá trình tố tụng dân sự và quá trình thi hành án góp phần đẩy việc lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sang phía hành chính, nơi vẫn thường được cho là nhanh hơn, ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn mặc dù việc xử lý bằng biện pháp hành chính không có cơ chế bồi thường thiệt hại và còn một số bất cập như đã nêu trên.

- Các Tòa án còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ như các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, về xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra;

(iii) Về hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự (chống giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và sao chép lậu quyền tác giả, quyền 103 Trên thực tế, các cơ quan bảo vệ quyền bằng biện pháp hành chính thường xuyên trưng cầu giám định khi giải quyết các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên thông qua hình thức trao đổi và phổ biến thông tin giữa các cơ quan trung ương và địa phương để có căn cứ xử lý đối với những vụ việc giống/tương tự về đối tượng và hành vi vi phạm (do vậy tỷ lệ số vụ việc giám định hoặc cung cấp ý kiến chuyên môn so với số vụ xử phạt không cao không có nghĩa là nhu cầu giám định sở hữu công nghiệp thấp)

liên quan)

Thực tiễn xét xử cho thấy các cơ quan tố tụng còn lúng túng trong việc xác định các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999104 (khó phân định giữa hai tội danh “sản xuất buôn bán hàng giả” và “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”; ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội hình sự đặc biệt là yếu tố “quy mô thương mại” chưa được quy định rõ ràng). Do đó, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự theo Điều 171 hầu như chưa được sử dụng đáng kể, bởi vì hoạt động chống giả mạo về nhãn hiệu được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, do đó áp dụng quy định về tội sản xuất, kinh doanh hàng giả.105 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã có quy định cụ thể hơn về việc xử lý hình sự tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tuy nhiên chưa có đánh giá về việc áp dụng pháp luật liên quan.

(iv) Các hạn chế, nguyên nhân khác

- Nhận thức của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp về bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chưa cao, chưa có ý thức chủ động tự bảo vệ quyền của mình cũng như tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

- Chủ thể quyền và các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có tâm lý e ngại đưa vụ việc ra tòa để xử lý vụ việc theo thủ tục dân sự và ưu tiên lựa chọn biện pháp hành chính để yêu cầu xử lý xâm phạm quyền vì nhiều lý do (thủ tục giải quyết tại tòa án thường mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với biện pháp hành chính; doanh nghiệp không muốn để lộ bí mật kinh doanh; quan ngại về sự độc lập của các thẩm phán…).

- Cơ chế giải quyết tranh chấp qua trung gian hòa giải, trọng tài không được phát huy (Trọng tài Thương mại không thụ lý vụ nào), dẫn đến gánh nặng dồn lên vai các cơ quan hành chính và sẽ chuyển sang cơ quan tư pháp nếu tình trạng không được cải thiện.

3.3 Đánh giá chung

3.3.1 Kết quả đạt được

a) Về chính sách, pháp luật

Nhà nước đã có chính sách nhất quán và rõ ràng về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hướng tới thiết lập môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các chính sách này đã được cụ thể hóa thông qua các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và các chương trình của Nhà nước hỗ trợ xây dựng, khai thác, phát 104 Tương ứng với Điều 226 Bộ luật hình sự 2015.

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 77 - 81)