Báo cáo rà soát, đánh giá Hoạt động xác lập quyền quyền sở hữu công nghiệp tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 69 - 74)

III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

93 Báo cáo rà soát, đánh giá Hoạt động xác lập quyền quyền sở hữu công nghiệp tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ

đơn. Ngoài ra, còn có các thủ tục liên quan khác như sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn văn bằng bảo hộ.

Trong lĩnh vực bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, từ khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005 đến hết năm 2017, Cục Trồng trọt đã tiếp nhận 927 đơn xác lập quyền và cấp 432 Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng. Mặc dù số lượng đơn xác lập quyền có giảm đi ở một vài năm, cụ thể là năm 2011 giảm từ 67 đơn của năm 2010 xuống còn 52 đơn, năm 2013 giảm từ 104 đơn (2012) xuống còn 91 đơn, nhưng xu hướng chung là ngày càng gia tăng. Trong số đó, đơn xác lập quyền có nguồn gốc Việt Nam luôn chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với đơn có nguồn gốc từ nước ngoài (tính từ 2004 đến 2016 thì tổng số đơn Việt Nam gấp khoảng 2,5 lần số đơn của người nước ngoài).

Về đối tượng bảo hộ, các đơn đăng ký xác lập quyền cho giống mới thuộc nhóm lúa và ngô chiếm số lượng vượt trội (tính từ 2004 đến 2016, tổng số đơn cho các giống lúa là 402 đơn, giống ngô là 113 đơn, trong khi số đơn đứng thứ ba cho các giống hoa cúc là 38 đơn và các giống khác rải rác từ 1 đến 23 đơn). Theo loại cây trồng, số đơn cho nhóm cây lương thực chiếm tỷ lệ cao nhất (67,94%), sau đó đến nhóm hoa - cây cảnh (11,46%), cây rau (10,91%), cây công nghiệp (6,68%) và các loại khác (3,01%).

Có thể nói, trong những năm qua, nhìn chung hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nhà nước đã thiết lập các quy trình, thủ tục để cá nhân, tổ chức có thể đăng ký xác lập quyền sở trí tuệ và duy trì bộ máy các cơ quan để thực hiện các quy trình, thủ tục đó. Bộ máy thực hiện thủ tục công nhận quyền sở hữu trí tuệ đã vận hành thông suốt, tạo cơ sở pháp lý bảo để tài sản trí tuệ được đưa vào khai thác thương mại một cách an toàn.

Tuy nhiên, hoạt động này còn không ít hạn chế. Trước hết phải kể đến việc không đáp ứng về thời hạn xử lý đơn sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Ví dụ, đối với đơn nhãn hiệu, nếu không có ý kiến phản đối và đơn đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thì thời gian xử lý đơn theo quy định là 12 tháng, nhưng trên thực tế thời gian trung bình để xử lý đơn dài hơn nhiều. Đối với đơn đăng ký sáng chế, thời hạn xử lý hình thức theo quy định của pháp luật là 01 tháng nếu đơn không có sai sót, nhưng trên thực tế thời hạn thẩm định hình thức đối với đơn sáng chế phải kéo dài (trung bình năm 2017 là 4,9 tháng) do đơn có nhiều lỗi cần khắc phục. Điều này làm chậm và thậm chí rút ngắn thời hạn độc quyền thực tế của Văn bằng bảo hộ, đặc biệt là những loại đơn mà người nộp đơn có nhu cầu khai thác đối tượng sở hữu trí tuệ sớm và thời hạn bảo hộ không dài (giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).

Chất lượng xử lý đơn chưa cao, thể hiện trong một số trường hợp phạm vi bảo hộ không được xác định rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình khai thác cũng như bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, kết quả xử lý đơn không thống nhất.

Tình trạng trên đây do một số nguyên nhân sau đây:

Về pháp luật, quy trình xử lý đơn

Một số quy định của pháp luật chưa thực sự rõ ràng khiến việc áp dụng gặp khó khăn. Quy định về quy trình, thủ tục xử lý đơn trong một số trường hợp chưa hoàn toàn hợp lý (ví dụ, không giới hạn thời gian được phản đối đơn trước khi cấp bằng trong khi nhiều nước trên thế giới giới hạn thủ tục phản đối trước cấp bằng là 2 hoặc 3 tháng sau khi đơn được công bố).

Quy chế thẩm định đơn không được kịp thời bổ sung, cập nhật theo sự thay đổi của pháp luật, cũng như bổ sung những tình huống điển hình. Một số công việc còn chồng chéo giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình thẩm định đơn.

Chưa có cơ chế để kiểm soát việc xử lý không theo thứ tự nộp đơn và kiểm định chất lượng thẩm định đơn để đảm bảo kết quả thẩm định đạt chất lượng đồng đều và thống nhất.

Hoạt động hướng dẫn và giám sát quá trình áp dụng các quy định pháp luật trong công tác thẩm định đơn chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật trong một số trường hợp không thống nhất.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Cục Sở hữu trí tuệ còn hạn chế so với nhu cầu về xác lập quyền của xã hội. Cục Sở hữu trí tuệ hiện nay có 69 thẩm định viên sáng chế, 13 thẩm định viên kiểu dáng, 73 thẩm định viên nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Nhìn chung, nguồn nhân lực cho hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Thẩm định viên chưa được đào tạo bài bản, xử lý công việc theo kinh nghiệm là chỉnh, thậm chí thiếu kiến thức lý luận cơ bản về sở hữu trí tuệ.

Số lượng đơn tăng đều hằng năm kéo theo khối lượng dữ liệu cần phải tra cứu gia tăng nhưng công tác dự báo, lập kế hoạch chưa tốt dẫn đến tình trạng không có sự chuẩn bị sẵn nguồn lực (đặc biệt là lực lượng thẩm định viên) tương xứng.

Chất lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Đơn được nộp có nhiều sai sót là một trong những nguyên nhân làm cho việc xử lý đơn kéo dài. Tình trạng này lại do chất lượng của những người hành nghề chuyên nghiệp (đại diện sở hữu công nghiệp) cũng như kỹ năng soạn thảo đơn của người nộp đơn chưa cao. Hầu hết đơn trong nước không được nộp

thông qua đại diện sở hữu công nghiệp và có chất lượng rất khác nhau. Đơn của các viện nghiên cứu và chi nhánh của các tổ chức nước ngoài thường có chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, các đơn còn lại có chất lượng chưa cao, đặc biệt là đơn của các cá nhân. Thẩm định viên thường phải mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn, hỗ trợ người nộp đơn hoàn thiện hồ sơ đơn.

Hoạt động hỗ trợ, bổ trợ

Hoạt động đào tạo cho thẩm định viên chưa được tiến hành bài bản, chưa có chương trình chuẩn đào tạo thẩm định viên mới và bồi dưỡng, đào tạo lại và đào tạo nâng cao theo định kỳ cho thẩm định viên nói chung.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của người nộp đơn cũng như công tác xác lập quyền của Cục Sở hữu trí tuệ: cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ và thiếu cập nhật, các công cụ tra cứu lạc hậu.

Dịch vụ cung cấp thông tin chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội: Chưa triển khai đầy đủ dịch vụ cung cấp gói thông tin theo yêu cầu của xã hội để phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh; chưa có cơ chế giá dịch vụ làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp cho xã hội.

Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác xử lý đơn sở hữu công nghiệp lạc hậu.

3.2.3 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

a) Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam được điều chỉnh bởi Luật Sở hữu trí tuệ cùng một loạt các đạo luật khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Hải quan, Luật Cạnh tranh, Luật Xử lý vi phạm hành chính… Dưới Luật là một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định, Thông tư), điều chỉnh hoạt động thực thi theo các nhóm biện pháp, lĩnh vực khác nhau, cụ thể là:

Về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính: Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 28/2017/NĐ-CP); Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 31/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; và các Thông tư hướng dẫn thi hành;

Về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, hình sự: Các Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và

số 02/2008/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP về áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân;

Về kiểm soát biên giới: Thông tư số 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

Về nội dung, pháp luật quy định tuỳ theo tính chất, mức độ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự:

- Biện pháp dân sự: quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự, do đó việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về bản chất là việc giải quyết các xâm phạm/tranh chấp dân sự về sở hữu trí tuệ giữa các tổ chức cá nhân, và hành vi đó có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự;

- Biện pháp hành chính: được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; và các hành vi giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và chống sao chép lậu quyền tác giả, quyền liên quan.

- Biện pháp hình sự: được áp dụng đối với hành vi cố ý giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và sao chép lậu quyền tác giả, quyền liên quan ở quy mô thương mại, hoặc đạt tới các ngưỡng hình sự về trị giá hàng giả mạo, hàng sao chép lậu, lợi bất chính hoặc thiệt hại.

Như vậy, các biện pháp hành chính và hình sự chủ yếu nhằm chống lại các hành vi giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, hành vi sao chép lậu quyền tác giả, quyền liên quan.

Như vậy, có thể nói hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nước ta đã tương đối đầy đủ và đồng bộ, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu của các điều ước quốc tế.

b) Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

(i) Hoạt động bảo vệ quyền bằng biện pháp dân sự

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao94, việc xử lý các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền bằng biện pháp dân sự tại tòa án chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp so với hàng chục ngàn các vụ xâm phạm quyền bị xử lý bằng biện pháp hành chính và tập trung chủ yếu vào các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả (83,5%), các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp (5,5%). Cụ thể, từ 01/7/2006 dến 30/9/2016, các tòa án nhân dân đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 168 vụ, trong đó có 158 vụ tranh chấp về quyền tác giả, 10 vụ tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp. Các tòa án nhân dân cũng đã 94 Số liệu từ Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ của Tòa án nhân dân tối cao.

giải quyết 200/235 vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại có liên quan đến sở hữu trí tuệ, giải quyết 24 vụ án hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

(ii) Hoạt động bảo vệ quyền bằng biện pháp hình sự

Số vụ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hình sự rất hạn chế. Trong giai đoạn 2006-2016, các Tòa án nhân dân đã thụ lý sơ thẩm 21 vụ, xét xử 13 vụ trong đó có 12 vụ về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 199995.

(iii) Hoạt động bảo vệ quyền bằng biện pháp hành chính

Cho đến nay, thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính, với những ưu thế về thời gian, thủ tục và chi phí, vẫn giữ vai trò chủ đạo. Từ sau khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành và với việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (đặc biệt là thông qua Chương trình hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - đến nay đã qua hai giai

Một phần của tài liệu Du thao chien luoc SHTT den 2030 gui cac Co quan (Trang 69 - 74)