Hệ thống quản trị chất lƣợng toàn diện (TQM)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee (Trang 28 - 31)

6. BỐ CỤC BÀI KHÓA LUẬN

1.5.1. Hệ thống quản trị chất lƣợng toàn diện (TQM)

1.5.1.1. Khái niệm về TQM

Cơ sở của phƣơng pháp TQM là ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật, trục trặc về chất lƣợng ngay từ đầu. Sử dụng các kỹ thuật thống kê, các kỹ năng của quản

lý để kiểm tra, giám sát các yếu tố ảnh hƣởng tới sự xuất hiện các khuyết tật ngay trong hệ thống sản xuất từ khâu nghiên cứu, thiết kế, cung ứng và các dịch vụ khác liên quan đến quá trình hình thành nên chất lƣợng.

Tùy theo cách tiếp cận, có một số định nghĩa của một số chuyên gia hàng đầu về quản lý chất lƣợng nhƣ sau:

Định nghĩa về TQM của Feigenbaum: "TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về phát triển, duy trì và cải tiến chất lƣợng của các tổ, nhóm trong một doanh nghiệp để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất".

Định nghĩa về TQM của Histoski Kume, theo ông "TQM là một dụng pháp quản lý đƣa đến thành công, tạo thuận lợi cho tăng trƣởng bền vững của một tổ chức (doanh nghiệp) thông qua việc huy động hết tâm trí của tất cả các thành viên nhằm tạo ra chất lƣợng một cách kinh tế nhất theo yêu cầu của khách hàng".

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO định nghĩa: “Quản lý chất lƣợng đồng bộ là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lƣợng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó, nhằm đạt đƣợc sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội” (Theo ISO 9000:2015).

Các định nghĩa trên tiêu biểu cho quan điểm của các nƣớc phƣơng Tây nói chung; của Nhật Bản; của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO vừa có tính tổng hợp, vừa dung hòa các cách tiếp cận khác nhau đang tồn tại. Dù có chỗ khác nhau, nhƣng rõ ràng các định nghĩa tiêu biểu nói trên đều quy tụ vào những điểm chính sau đây:

- TQM là một phƣơng thức quản trị chất lƣợng có tính chất tổng hợp, có tính hệ thống dành cho một tổ chức sản xuất - kinh doanh - dịch vụ trên những lĩnh vực khác nhau, trƣớc hết là cho các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

- Tập hợp và phát huy tốt nhất trí tuệ và óc sáng tạo của tất cả các đơn vị và cá nhân trong một tổ chức cho mục tiêu không ngừng cải tiến nâng cao chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ thông qua việc đảm bảo chất lƣợng của cả hệ thống và các quá trình

- Sử dụng mọi biện pháp và công cụ cần thiết, đặc biệt là biện pháp khoa học kỹ thuật, để tiến hành sản xuất - kinh doanh - dịch vụ

- Thỏa mãn tới mức cao nhất đòi hỏi của xã hội, của khách hàng

- Đảm bảo sự phát triển bền vững và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Áp dụng TQM không những nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm mà còn cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống nhờ vào nguyên tắc luôn làm đúng việc đúng ngay lần đầu. Hiện TQM đã đƣợc nhiều Công ty áp dụng và đã trở thành ngôn ngữ chung trong lĩnh vực quản lý chất lƣợng. TQM đƣợc coi nhƣ là một trong những công cụ quan trọng giúp các nhà sản xuất vƣợt qua đƣợc các hàng rào kỹ thuật trong Thƣơng mại thế giới.

1.5.1.2. Triết lý của TQM

Hệ thống quản lý chất lƣợng theo mô hình TQM là một hệ thống quản lý đƣợc xây dựng trên cơ sở các triết lý sau:

- Không thể đảm bảo chất lƣợng, làm chủ chất lƣợng nếu chỉ tiến hành quản lý đầu ra của quá trình mà phải là một hệ thống quản lý bao trùm, tác động lên toàn bộ quá trình.

- Trách nhiệm về chất lƣợng phải thuộc về lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Để có đƣợc chính sách chất lƣợng phù hợp, hiệu quả, cần có sự thay đổi sâu sắc về quan niệm của ban lãnh đạo về cách tiếp cận mới đối với chất lƣợng. Cần có sự cam kết nhất trí của lãnh đạo về những hoạt động chất lƣợng. Điều nầy rất quan trọng trong công tác quản lý chất lƣợng của bất k tổ chức nào. Muốn cải tiến chất lƣợng trƣớc hết phải cải tiến công tác quản trị hành chính và các hoạt động hỗ trợ khác.

- Chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc vào chất lƣợng con ngƣời, yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố hình thành nên chất lƣợng sản phẩm. Đào tạo, huấn luyện phải là nhiệm vụ có tầm chiến lƣợc hàng đầu trong các chƣơng trình nâng cao chất lƣợng.

- Chất lƣợng phải là mối quan tâm của mọi thành viên trong tổ chức. Do vậy hệ thống quản lý chất lƣợng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở sự thông hiểu lẫn nhau, gắn bó cam kết vì mục tiêu chung là chất lƣợng công việc. Điều nầy sẽ tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng các phong trào nhóm chất lƣợng trong tổ chức, qua đó lôi kéo mọi ngƣời vào các hoạt động sáng tạo và cải tiến chất lƣợng.

- Hƣớng tới sự phòng ngừa, tránh lập lại sai lầm trong quá trình sản xuất, tác nghiệp thông qua việc khai thác tốt các công cụ thống kê để tìm ra nguyên nhân chủ yếu để có các biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời và chính xác.

- Để tránh những tổn thất kinh tế, phải triệt để thực hiện nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu.

Thực chất TQM là sự kết hợp đồng bộ giữa quản trị chất lƣợng và quản trị năng suất để thực hiện mục tiêu là đạt đến sự hoàn thiện của các sản phẩm của Công ty và của chính bản thân Công ty.

1.5.1.3. Nguyên tắc của hệ thống quản trị chất lƣợng toàn diện (TQM) Con ngƣời là yếu số 1 trong TQM

Con ngƣời là yếu tố trung tâm của mọi quá trình hoạt động. Một doanh nghiệp có khả năng xây dựng chất lƣợng cho nhân viên thì xem nhƣ đã đi đƣợc nửa đoạn đƣờng để làm ra hàng hóa có chất lƣợng. Ngoài ra, sự quản lý dựa trên tinh thần nhân văn cho phép phát triển toàn diện nhất khả năng của con ngƣời, phát triển tinh thần sáng tạo và đổi mới.

Chất lƣợng – Sự thỏa mãn yêu cầu của mọi khách hàng

Chất lƣợng là ƣu tiên hàng đầu, không phải là lợi nhuận. Đây là con đƣờng an toàn nhất để tăng cƣờng tính cạnh tranh toàn diện của tổ chức giúp doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu của khách hàng từ đó nâng cao đƣợc lợi nhuận.

Liên tục cải tiến công việc bằng áp dụng vòng tròn Deming PDCA

-Kế hoạch (Plan): Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng nhất, khi lập kế hoạch phải dự báo đƣợc những rủi ro xảy ra để xây dựng các biện pháp phòng ngừa. Nếu kế hoạch ban đầu đƣợc soạn thảo tốt thì việc thực hiện dễ dàng đạt hiệu quả cao.

-Thực hiện (Do): Muốn kế hoạch đƣợc thực hiện tốt ngƣời thực hiện phải hiểu rõ mục tiêu và sự cần thiết của công việc.

-Kiểm tra (Check): là sự so sánh giữa kế hoạch, thiết kế với thực hiện.

-Hoạt động (Action): là những hoạt động khắc phục và phòng ngừa, áp dụng những công cụ, phƣơng pháp để tìm ra nguyên nhân của sự sai lệch.

Sử dụng phân tích thống kê để kiểm soát chất lƣợng và xác định tổn thất chất lƣợng dựa trên những sự kiện

Công cụ thống kê áp dụng trong TQM đƣợc gọi là:

-Kiểm soát chất lƣợng bằng thống kê - SQC (Statistical Quality control) -Hay kiểm soát quá trình bằng thống kê - SPC (Statistical Process Control)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)