6. BỐ CỤC BÀI KHÓA LUẬN
1.6. PHƢƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ
1.6.1.Phƣơng pháp 5S
Khái niệm 5S đƣợc bắt nguồn từ Nhật bản vào đầu những năm 80 và xuất phát từ triết lý “Quản lý tốt nơi làm việc sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao hơn” và đã đƣợc áp dụng rộng rãi tại các công ty, trong đó có Việt nam. Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, ngƣời Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của ngƣời thực hiện các công việc đó. Ngƣời Nhật luôn tìm cách sao cho ngƣời công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình. 5S ra đời và là một trong những công cụ vô cùng cơ bản và hữu dụng cho Kaizen để cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất nếu đƣợc áp dụng đúng đắn. 5S là 5 ký tự đầu tiên của tiếng Nhật đó là:
- SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc.
- SEITON (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp, đễ tìm, dễ sử dụng. - SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trƣờng, mỹ quan tại nơi làm việc.
- SEIKETSU (Săn sóc): Là duy trì thƣờng xuyên những việc đã làm, cải tiến liên tục nơi làm việc để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn là điều rất quan trọng và cần thiết.
- SHITSUKE (Sẵn sàng): Đào tạo để mọi ngƣời thực hiện các tiêu chuẩn tạo thành thói quen.
Các doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp nhằm hƣớng đến mục tiêu xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi ngƣời tại nơi làm việc, xây dựng tinh thần đồng đội
giữa mọi ngƣời, phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế và xây dựng cơ sở để đƣa vào các kỹ thuật cải tiến.
Về cơ bản 5S hƣớng tới sự “thay đổi” toàn diện từ phòng họp, nơi làm việc cho đến xƣởng sản xuất. Thực hiện 5S thƣờng đƣợc hiểu lầm nhƣ là công việc vệ sinh đơn giản và hầu hết các doanh nghiệp đều dừng lại ở đó - ở chữ “S” thứ nhất trong 5S. Nhƣng 5S thực sự hƣớng tới việc cải thiện năng suất làm việc, giảm thiểu lãng phí và tạo ra một một trƣờng làm việc thân thiện hơn, an toàn hơn và thông minh hơn. Ngày nay khi nhiều khách hàng chỉ đặt hàng sau khi đã trực tiếp xem xét nhà máy sản xuất thì vai trò của 5S dần đƣợc nhìn nhận đúng vị trí của nó. Áp dụng 5S sẽ đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích:
- Tiết kiệm thời gian tìm kiếm, giảm lãng phí và tác nghiệp không cần thiết. - Tận dụng mặt bằng, nâng cao hiệu quả sử dụng nhà xƣởng, máy móc, thiết bị. - Giảm bớt tình trạng trục trặc nâng cao tính năng của máy móc, thiết bị.
- Đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động, nâng cao năng suất, giảm chi phí và giao hàng đúng hẹn.
Tóm lại thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM: -Cải tiến Năng suất (P – Productivity)
-Nâng cao Chất lƣợng (Q – Quality) -Giảm chi phí (C – Cost)
-Giao hàng đúng hạn (D – Delivery) -Đảm bảo an toàn (S – Safety) -Nâng cao tinh thần (M – Morale)
Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đƣa lại sự thay đổi k diệu. Những thứ không cần thiết sẽ đƣợc loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết đƣợc xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho ngƣời sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, đƣợc bảo dƣỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi ngƣời, qua đó ngƣời làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.
1.6.2.Đánh giá công tác quản trị chất lƣợng
Quản trị chất lƣợng là một quá trình thực hiện toàn bộ các biện pháp xã hội, hành chính, kinh tế, kỹ thuật dựa trên những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật tạo điều kiện sử dụng tối ƣu các tiềm năng nguyên vật liệu, sức lao động, khả năng kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng mặt hàng nhằm mục đích đảm bảo và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thảo mãn tối đa nhu cầu xã hội với chi phí xã hội thấp nhất.
Dù khoa học kỹ thuật phát triển tới trình độ nào đi nữa mức chất lƣợng sản phẩm vẫn còn những sai lệch cho phép. Sự sai lệch này do nhiều nguyên nhân nhƣ nguyên vật liệu không hoàn toàn giống nhau, mức hao mòn của thiết bị, trách nhiệm lao động của công nhân ở mọi thời điểm, cách tổ chức sản xuất…Do đó, việc xác chất lƣợng của quá trình quản trị chất lƣợng là điều cần thiết. Mục đích của việc này là để so sánh tìm ra những thời điểm trục trặc của quản trị chất lƣợng, hay để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống quản trị chất lƣợng các đơn vị sản xuất, dịch vụ khác nhau.
Dựa trên mối quan hệ giữa bên đánh giá và bên đƣợc đánh giá, tiêu chuẩn ISO 9000:2005 đã đƣa ra phƣơng pháp đánh giá đƣợc phân loại theo 3 hình thức nhƣ sau:
- Đánh giá của Bên thứ nhất: hay còn gọi là đánh giá nội bộ, do doanh nghiệp hoặc bên đƣợc ủy quyền tiến hành đánh giá với mục đích nội bộ và có thể tạo cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp.
- Đánh giá của Bên thứ hai: đƣợc tiến hành bởi các bên có mối liên hệ hay sự quan tâm với hoạt động của doanh nghiệp nhƣ khách hàng, đại diện khách hàng,…
- Đánh giá của Bên thứ ba: đƣợc tiến hành bởi một tổ chức độc lập bên ngoài. Tổ chức này thƣờng đƣợc gọi là tổ chức chứng nhận và có thể cấp giấy chứng nhận hệ thống quản trị chất lƣợng, hệ thống quản lý môi trƣờng hay sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng với các yêu cầu của tiêu chuẩn đƣợc đƣa ra hay không.
1.7.Thực tiễn về công tác quản trị chất lƣợng tại các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê chế biến cà phê
1.7.1.Tình hình chung về công tác quản trị chất lƣợng sản phẩm cà phê trong nƣớc trong nƣớc
Trong thời gian qua, nhờ ƣu đãi về thuế quan đối với cà phê chế biến từ các Hiệp định Thƣơng mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nên ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, chú trọng đầu tƣ vào các hoạt động chế biến sâu nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nói chung.
Đến nay, cả nƣớc đã có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn (cụ thể, 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, tổng công suất dự tính 1.503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6 ; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng công suất dự tính 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan, tổng công suất dự tính 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9 ; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6 ). Cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không những chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trong nƣớc mà còn đƣợc hoan nghênh ở nhiều thị trƣờng trong khu vực, đồng thời đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cà phê Việt.
Các cơ sở sản xuất lớn, có tiếng nhƣ Intimex Group áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong sản xuất, cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex nhận “Chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015” do tổ chức Bureau Veritas Certification (Anh Quốc) trao tặng. Chứng nhận ISO 9001:2015 đƣợc cấp cho hệ thống quản lý chất lƣợng Intimex Group dựa trên các lĩnh vực cốt lõi: Chế biến nông sản: cà phê nhân; Mua bán nông sản: Cà phê nhân, hồ tiêu, hạt điều, gạo.
King Coffee, với cam kết “Chất lƣợng tuyệt phẩm”, mỗi năm Công ty TNI cung cấp 9,000 tấn cà phê King Coffee rang xay và 19,800 tấn cà phê King Coffee hòa tan đạt chuẩn chất lƣợng quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trƣờng khó tính hàng đầu nhƣ Hoa K , Nhật Bản, Hàn Quốc, c, Singapore, Trung Quốc,… Toàn
bộ các phân xƣởng chế biến đều áp dụng dây chuyền sản xuất khép kín với công nghệ hiện đại từ Châu Âu, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng nghiêm ngặt nhất trên thế giới: ISO 9001:2015, chứng nhận HACCP, và chứng nhận Thực Hành Sản Xuất Thực Phẩm Tốt (GMP).
1.7.2.Vấn đề quản trị chất lƣợng sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp tại địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thống kê từ Chi cục Quản lý chất lƣợng nông lâm và thủy sản tỉnh (QLCLNSTS), toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 30 cơ sở chế biến cà phê, chủ yếu cà phê bột, cà phê rang nguyên hạt, cà phê túi lọc với tổng sản lƣợng ƣớc tính 700-800 tấn/năm. Các cơ sở chế biến tập trung ở thành phố Huế và rải rác ở một số huyện, thị xã Hƣơng Thủy, huyện Phú Vang.
Tuy nhiên theo đánh giá của Chi cục trƣởng Chi cục Quản lý chất lƣợng nông lâm và thủy sản, ông Hồ Đăng Khoa, sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh lâu nay chƣa áp dụng các chƣơng trình quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) tiên tiến theo tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế). Ngƣời dân khó phân biệt đƣợc “sản phẩm thật, giả”, hoặc sản phẩm đƣợc quản lý ATTP theo đúng chuẩn so với sản phẩm thông thƣờng trên thị trƣờng.
Do đó, để xây dựng nền tàng giúp các cơ sở sản xuất cà phê đảm bảo ATTP, hƣớng đến xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, tăng doanh thu, Chi cục QLCLNSTS đã lựa chọn cơ sở sản xuất Công ty TNHH cà phê Gia Nguyễn (Fin Coffee) để hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất áp dụng Chƣơng trình Quản lý ATTP theo tiêu chuẩn HACCP đối với sản phẩm cà phê bột và cà phê nguyên hạt. Đây là sự hỗ trợ ban đầu nhằm xây dựng mô hình hoàn thiện từ sản xuất đến thành phẩm; bƣớc đầu tạo điều kiện hình thành và phát triển “chuỗi nông sản an toàn” phù hợp với định hƣớng của ngành nông nghiệp.
1.7.3.Một số kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản trị chất lƣợng và bài học đối với Công ty Greenfields Coffee học đối với Công ty Greenfields Coffee
1.7.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn về việc thực hiện quản trị chất lƣợng
Hiện nay, khi mà ngƣời tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe và sự an toàn của thực phẩm thì công tác quản trị chất lƣợng cũng càng ngày càng đƣợc xem
trọng. Chất lƣợng sẽ là yếu tố quyết định liệu sản phẩm của doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài đƣợc hay không. Tuy nhiên, để xây dựng và thực hiện thành công hệ thống quản trị chất lƣợng đòi hỏi rất nhiều công sức và tiền bạc trong thời gian đầu. Chính đều này đã khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lùi bƣớc bởi sự thiếu hụt về tài chính, nhân lực,…
Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến cà phê có đƣợc một hệ thống quản trị chất lƣợng bài bản có thể nói đến nhƣ Vinacafe. Vinacafé hay còn đƣợc viết là Vinacafe là một thƣơng hiệu sản phẩm cà phê hòa tan, đồng thời cũng là tên hiệu thƣờng dùng để chỉ Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là một trong những thƣơng hiệu sản phẩm và doanh nghiệp nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam với nhiều sản phẩm cà phê đa dạng phù hợp cho mọi sở thích uống cà phê của khách hàng. Trong những năm đầu hoạt động, Vinacafe đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về chất lƣợng sản phẩm. Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinacafe Ðoàn Ðình Thiêm cho biết trong giai đoạn đầu, công ty chƣa có hệ thống quản trị chất lƣợng đồng bộ theo ngành mà chủ yếu dựa và lƣợng hàng thu mua trên thị trƣờng, chất lƣợng chế biến cà phê không đồng nhất do thiết bị vừa thiếu, vừa lạc hậu, việc thu hái không tuân thủ quy trình chặt chẽ từ cơ sở nên chất lƣợng và giá cả bị ảnh hƣởng nhiều.
Do đó, đến năm 2010, công ty đã đƣa vào áp dụng Hệ thống quản trị chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đến nay, công ty đã đạt đƣợc nhiều chứng nhận về chất lƣợng nổi tiếng nhƣ: chứng nhận hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000; Chứng nhận đạt tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc,…
Để thực hiện đƣợc những điều này, công ty đã xác định rõ, để cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng, mỗi thƣơng hiệu cần có một thế mạnh hay ƣu thế nhất định, với Vinacafé đó là chất lƣợng sản phẩm. Vinacafe kiên định với yếu tố “chất lƣợng sản phẩm” để cạnh tranh trên thị trƣờng. Triết lý kinh doanh của Vinacafe là bền vững trên các giá trị thật. Sản phẩm của Vinacafé mang hƣơng vị thật, các giá trị tinh thần - vật chất của Cty là những giá trị thật. Đồng thời, công ty luôn xác định rõ những yêu cầu, định hƣớng cho các hoạt động của hệ thống, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản trị chất lƣợng tại công ty đồng thời đem lại những lợi
ích thiết thực cho tổ chức. Và quá trình này không thể thiếu các đánh giá của nội bộ về việc thực hành và tác dụng của hệ thống quản trị chất lƣợng. Bên cạnh đó, Vinacafe hiện sở hữu các công nghệ, kỹ thuật chế biến cà phê hiện đại bậc nhất vào sản xuất nên tỷ lệ hƣ hao, lỗi sản phẩm thấp, giảm bớt chi phí cho công ty.
Những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và thực hiện công tác quản trị chất lƣợng tại Vinacafe sẽ là bài học cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến cà phê học hỏi và thực hiện đối với công ty của họ.
1.7.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Greenfields Coffee
Hiện tại, Greenfields Coffee vẫn là một doanh nghiệp mới, chỉ vừa hoạt động trong khoảng 5 năm trở lại đây, do vậy, để thực hiện quản trị chất lƣợng tại công ty còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Dựa trên thực tiễn hoạt động của những doanh nghiệp đi trƣớc, để công tác quản trị chất lƣợng của Công ty diễn ra suôn sẻ, có một số vấn đề cần lƣu ý nhƣ sau:
Thứ nhất, Công ty cần có định hƣớng, xác định rõ vai trò của chất lƣợng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc nắm bắt tốt và kiên trì với yếu tố chất lƣợng sẽ hỗ trợ cho công tác xác định các chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả và đúng mục tiêu hơn. Bên cạnh đó, với giúp cho nhân viên hiểu rõ đƣợc sự quan trọng của chất lƣợng đối với tổ chức, từ đó có thái độ làm việc đúng đắn, chuyên tâm hơn. Các nhân viên sẽ biết đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng mà họ phải đạt đƣợc từ đó có phƣơng pháp để thực hiện công việc tốt hơn. Luôn nhấn mạnh định hƣớng chất lƣợng của Công ty sẽ khiến cho nhân viên viết đƣợc mức độ chất lƣợng cần làm để đạt đƣợc mục tiêu đó.
Thứ hai, cần coi trọng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm bớt các chi phí về lỗi sản phẩm. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ là chất xúc tác cho quá trình đổi mới, vƣơn lên của doanh nghiệp về chất lƣợng và là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững cho công ty. Đây là một hƣớng đi có hiệu quả nhất và cũng tạo đƣợc chỗ đứng vững trong các cuộc chiến cạnh tranh.