6. BỐ CỤC BÀI KHÓA LUẬN
1.7.2. Vấn đề quản trị chất lƣợng sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp tại địa bàn
địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thống kê từ Chi cục Quản lý chất lƣợng nông lâm và thủy sản tỉnh (QLCLNSTS), toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 30 cơ sở chế biến cà phê, chủ yếu cà phê bột, cà phê rang nguyên hạt, cà phê túi lọc với tổng sản lƣợng ƣớc tính 700-800 tấn/năm. Các cơ sở chế biến tập trung ở thành phố Huế và rải rác ở một số huyện, thị xã Hƣơng Thủy, huyện Phú Vang.
Tuy nhiên theo đánh giá của Chi cục trƣởng Chi cục Quản lý chất lƣợng nông lâm và thủy sản, ông Hồ Đăng Khoa, sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh lâu nay chƣa áp dụng các chƣơng trình quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) tiên tiến theo tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế). Ngƣời dân khó phân biệt đƣợc “sản phẩm thật, giả”, hoặc sản phẩm đƣợc quản lý ATTP theo đúng chuẩn so với sản phẩm thông thƣờng trên thị trƣờng.
Do đó, để xây dựng nền tàng giúp các cơ sở sản xuất cà phê đảm bảo ATTP, hƣớng đến xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, tăng doanh thu, Chi cục QLCLNSTS đã lựa chọn cơ sở sản xuất Công ty TNHH cà phê Gia Nguyễn (Fin Coffee) để hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất áp dụng Chƣơng trình Quản lý ATTP theo tiêu chuẩn HACCP đối với sản phẩm cà phê bột và cà phê nguyên hạt. Đây là sự hỗ trợ ban đầu nhằm xây dựng mô hình hoàn thiện từ sản xuất đến thành phẩm; bƣớc đầu tạo điều kiện hình thành và phát triển “chuỗi nông sản an toàn” phù hợp với định hƣớng của ngành nông nghiệp.
1.7.3.Một số kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản trị chất lƣợng và bài học đối với Công ty Greenfields Coffee