Cải thiện những khoản phải thu

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình quản lý dòng tiền (tại công ty cổ phần nikken việt nam) (Trang 73 - 98)

6. Kết cấu đề tài

4.2.2 Cải thiện những khoản phải thu

Ngoài việc lập dự báo dòng tiền trong tương lai, công ty cũng có thể cân đối dòng tiền bằng cách cải thiện những khoản thu của mình bằng cách linh hoạt trong quy trình thu hồi công nợ của các khách hàng và đối tác. Khoản phải thu từ khách hàng có thể nói là một nghiệp vụ mà bất kì công ty nào cũng phát sinh từ số tiền mà đối tác nợ công ty với mức độ từ thấp đến cao. Vì vậy, có thể nói chính sách kiểm soát và cải thiện các khoản phải thu liên quan trực tiếp đến lợi nhuận và rủi ro của công ty. Do đó, công ty cần áp dụng những chính sách phù hợp cho từng khách hàng để rút ngắn thời gian thu hồi vốn đồng thời khiến cho dòng tiền vào được ổn định.

- Công ty có thể áp dụng những chính sách thúc đẩy khách hàng trả công nợ sớm như việc nếu khách hàng thanh toán công nợ đúng hạn thì lần mua hàng tiếp theo công ty sẽ nới lỏng thời hạn thanh toán cũng như bán chịu (nâng mức độ tín dụng của khách hàng).

- Bên cạnh đó, công ty còn có thể chiết khấu cho những khách hàng thanh toán trước hạn với mức chiết khấu tùy thuộc vào thời gian thanh toán trước hạn của đối tác, nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận thu về mong muốn của công ty.

- Trước khi ký hợp đồng mua bán hay gia công hàng hóa với các đối tác, công ty cần phải nêu rõ các quy định chặt chẽ về hình thức và thời gian thanh toán cũng như các hình thức phạt khi vi phạm các điều khoản hợp đồng.

- Thêm vào đó, việc lập sổ theo dõi công nợ các đối tác theo từng lô hàng xuất và sắp xếp theo tuổi nợ cũng là một biện pháp để công ty có thể dễ dàng biết được các khoản nào sắp đến hạn và có biện pháp hối thúc các đối tác trả tiền.

- Ngoài các chính sách thúc đẩy khách hàng trả công nợ đúng hạn, công ty phải thường xuyên nhắc công nợ đối với những đối tác có mức độ nợ xấu và có thể giảm một chút lợi nhuận mong muốn để thu hồi công nợ nhanh hơn trong trường hợp công ty cần xoay vòng vốn gấp.

65

Bên cạnh việc kiểm soát và cải thiện các khoản phải thu từ khách hàng thì công ty còn có thể tăng các khoản thu từ việc duy trì cũng như tăng cường các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại và các nhân.

- Công ty có thể gia tăng hạn mức tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tài chính bằng cách tăng tài sản thế chấp tại các ngân hàng như vay mượn từ các nguồn bên ngoài (quyền sử dụng đất sau khi được sang tên) hoặc tài sản của chính công ty,...

- Còn đối với các khoản thu do nợ vay cá nhân, công ty có thể linh hoạt cải thiện bằng cách gia tăng uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường để các nhà đầu tư có sự an tâm chắc chắn cho khoản vay này. Tuy nhiên, việc này cần được tính toán để đưa ra một kế hoạch cụ thể để các khoản thu này được sử dụng đúng mục đích như thanh toán cho các khoản nợ nhà cung cấp hay các khoản đáo hạn của những khoản vay trước đó.

Cuối cùng, từ việc phân tích các tỷ số dòng tiền thì công ty có thể giúp các nhà quản lý công ty đưa ra phương án sản xuất phù hợp với tình trạng tài chính của công ty. Mặc dù công ty nào cũng mong muốn thu được nhiều doanh thu nhưng việc tạo ra doanh thu không những không tạo ra được tiền cho công ty mà còn làm cho dòng tiền của công ty bị lỗ thì các cấp quản lý cũng cần xem xét lại. Việc cắt giảm những sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể được xem là việc bắt buộc để cải thiện dòng tiền của công ty.

4.2.3 Quản lý các khoản phải trả

Bên cạnh việc chủ động trong việc thu hồi công nợ khách hàng thì việc quản lý tốt các khoản chi trả cũng là một cách để công ty nâng cao hiệu quả trong việc theo dõi dòng tiền của mình.

- Ngoài ra việc chọn nhà cung cấp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý dòng tiền của công ty, thay vì chọn nhà cung cấp giá rẻ, công ty có thể chọn các nhà cung cấp có chất lượng tốt đồng thời có tính linh hoạt trong thời hạn thanh toán cũng như các chính sách bán chịu.

- Bên cạnh đó, công ty có thể tạo động lực cho người lao động bằng những khoản thưởng như tiền chuyên cần hằng tháng, hiệu suất làm việc,… để từ đó người lao động có thể tạo ra những lợi ích lớn hơn cho công ty.

66

- Tiếp theo, kế toán có thể tự xây dựng bảng theo dõi các khoản chi trả cho nợ vay ngân hàng cũng như cá nhân. Việc theo dõi này có thể giúp ban lãnh đạo công ty biết được các khoản nợ nào đã được tất toán cũng như các khoản nợ sắp tới hạn để tập trung chi trả và không bỏ sót bất cứ các khoản nợ nào dẫn tới giảm mức độ tín dụng của công ty.

- Mặt khác, bộ phận nào trong công ty làm việc không đạt hiệu suất để ảnh hưởng tiến độ các đơn hàng làm các chi phí tăng lên thì sẽ phải gánh chịu khoản chi phí đó. Ví dụ như chi phí của các lô hàng không kịp xuất hàng loạt mà phải đi hàng lẻ, các chi phí sửa chữa các sản phẩm không được đối tác chấp nhận,… thì có thể trừ vào chi phí liền lương của các nhân viên quản lý các bộ phận đó để họ có thể rút kinh nghiệm cho việc quản lý tiến độ sản xuất để khắc phục tình trạng hao hụt các chi phí của công ty. Đây có thể xem như tiền “học phí” mà các cấp quản lý buộc phải bỏ ra vì đã không theo kịp tiến độ công việc hoặc không theo sát được quá trình sản xuất mà lấy đó làm kinh nghiệm tránh lặp lại các tình huống trên.

- Cuối cùng, kế toán có thể theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản chi của mình đã hợp lý chưa bằng cách lập kế hoạch định mức cho từng khoản mục chi phí cấu thành nên mỗi mã sản phẩm trong công ty. Ví dự như, các nhà quản lý sản xuất sẽ tách bóc ra các khoản chi phí để cấu thành nên mỗi sản phẩm: chi phí điện, nước, nguyên phụ liệu, chi phí mặt bằng để sản xuất ra mỗi con hàng,… để từ đó kế toán có thể tính toán ra định mức sử dụng chi phí của mỗi con hàng trong một giờ. Việc tính toán định mức như vậy giúp cho các quản lý của công ty có thể dễ dàng theo dõi, kiểm soát được các chi phí và dễ dàng phát hiện ra những chi phí nào đang bị sử dụng lãng phí để có những biện pháp xử lý kịp thời giúp tiết kiệm các khoản chi phí cần thiết cho công ty.

67

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động, để kinh doanh hiệu quả thì việc khẳng định thương hiệu của công ty và việc giữ chữ tín là rất quan trọng. Vai trò của quản lý dòng tiền góp phần không nhỏ vào sự thành công đó khi giúp cho các nhà quản trị có thể kiểm soát việc thu – chi một cách hợp lý. Nguồn thu chủ yếu của công ty chủ yếu được hình thành từ các nguồn là nguồn thu từ khách hàng, thu từ giải ngân ngân hàng và các khoản thu từ nợ vay cá nhân. Cơ cấu dòng tiền ra được hình thành dựa trên các khoản chi lớn như công nợ pải trả nhà cung cấp, chi trả nợ gốc, các khoản chi trả lương và trích theo lương. Thế nhưng Nikken Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong quy trình quản lý dòng tiền của mình như công ty vẫn chưa kiểm soát tốt các khoản mục chi phí hay như chưa có kế hoạch dự toán doanh thu nên thường lúng túng khi xử lý các tình huống khi nguồn thu về chậm so với dự kiến. Nhưng bên cạnh đó, công ty đã và đang hoàn thiện trình tự thanh toán để giúp các nhà quản lý có thể theo dõi và cải thiện quy trình quản lý dòng tiền của mình.

Việc lập quy trình quản lý tốt dòng tiền có thể giúp cho công ty có được sự chủ động trong việc tiếp cận các nguồn vốn một cách linh hoạt trong những trường hợp thiếu hụt nguồn tiền để duy trì hoạt động SXKD không bị gián đoạn. Bên cạnh việc giúp công ty có thể chủ động trong việc huy động vốn thì quản lý dòng tiền còn là một công cụ giúp cho ban lãnh đạo của công ty đưa ra các quyết định kinh doanh trong tương lai phù hợp với tình hình dòng tiền hiện tại của công ty.

Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản trị dòng tiền và vai trò hết sức to lớn nên các nhà quản lý của công ty Nikken Việt Nam đã tự xây dựng một quy trình quản lý dòng tiền phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. Việc quản lý và sử dụng dòng tiền góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm cần khắc phục trong công tác quản lý dòng tiền không phải là vấn đề ngày một ngày hai mà đó là mục tiêu lâu dài của công ty để có thể cân đối dòng tiền giúp cho việc SXKD ngày càng được mở rộng.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cash flow management. http://www.businessdictionary.com/definition/cash-flow- management.html.

2. Heather D. Satterley. 2020. Cash Flow vs. Profit: Everything You Need to Know. https://www.fundera.com/blog/cash-flow-vs-profit.

3. Ken Boyd. 2020. How Profit and Cash Flow Are Different. https://quickbooks.intuit.com/r/cash-flow/critical-difference-profit-cash-flow.

4. Poonkulali Thangavelu. 2020. Why Cash Management Is Key To Business Success. https://www.investopedia.com/articles/investing/041515/why-cash-management-key- business-success.

5. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản. NXB Thống kê. 6. Phan Thị Cúc. 2010. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính. 7. Phan Đức Dũng. 2011. Phân tích báo cáo tài chính. NXB Thống kê.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình quản lý dòng tiền (tại công ty cổ phần nikken việt nam) (Trang 73 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)