Phân tích Lợi nhuận sau thuế

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình quản lý dòng tiền (tại công ty cổ phần nikken việt nam) (Trang 25)

6. Kết cấu đề tài

1.5.3 Phân tích Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty trong cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nếu xét về khía cạnh tổng quát thì lợi nhuận sau thuế có sự liên quan mật thiết với tổng doanh thu và tổng chi phí. Do đó, sự ưu tiên của thành viên ban quản trị là lợi nhuận sau thuế vì đây là thước đo đầu tiên của một công ty có hoạt động hiệu quả trong năm vừa qua hay không. Dựa vào số liệu từ các báo cáo tài chính thì ta có thể nhận thấy rằng dù không khả quan nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn có sự tăng trưởng nhất định qua từng năm trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. Lợi nhuận của công ty có sự cải

17

thiện rõ rệt là nhờ vào sự gia tăng doanh thu cũng như tiết giảm các chi phí khi công ty đã có kinh nghiệm hơn trong các công đoạn gia công của mình và số liệu về lợi nhuận sau thuế sẽ được thể hiện rõ ràng hơn qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.4. Số liệu Lợi nhuận sau thuế từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: Đồng (VNĐ)

Chỉ tiêu

Năm 2019/2018 Năm 2018/2017 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Lợi nhuận sau thuế 3,495,116,417 16% 602,442,964 107%

18

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN 2.1 Dòng tiền

2.1.1 Khái niệm dòng tiền

Đối với một DN muốn bền vững và thành công thì đòi hỏi các nhà quản trị phải đặc biệt quan tâm tới hai khía cạnh kinh tế là lợi nhuận và dòng tiền. Tuy nhiên, một sai lầm thường thấy tại các DN là sự ngộ nhận giữa hai khái niệm này. Trên thực tế, lợi nhuận và dòng tiền là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt với nhay vì một DN có lãi chưa chắc đã có tình trạng dòng tiền tốt hay dòng tiền âm chưa hẳn đã thể hiện DN đó kinh doanh không tốt. Theo Poonkulali Thangavelu (2020) cũng cho rằng: “Tiền mặt là huyết mạch của một doanh nghiệp và một doanh nghiệp cần tạo ra đủ tiền từ các hoạt động của mình để có thể đáp ứng các chi phí và có đủ tiền để trả cho các nhà đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Trong khi một công ty có thể làm giảm thu nhập của mình nhưng dòng tiền lại cung cấp một góc nhìn về sức khỏe thực sự của nó”.

Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều (2009): “Dòng tiền hay còn gọi là ngân lưu là một chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số thời kỳ nhất định.” Hay hiểu một cách đơn giản hơn, dòng tiền là một tập hợp các sự dịch chuyển vào, ra của đồng tiền (thu vào và chi ra) của một doanh nghiệp hay một cửa hàng nào đó. Dòng tiền liên quan đến số dư ròng của tiền mặt di chuyển vào và ra khỏi một doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Ví dụ như, tiền thuê nhà xưởng hàng tháng phải trả 10 triệu đồng với thời hạn một năm chính là một dòng tiền gồm 12 khoản chi trả hàng tháng. Hoặc như một người mua cổ phiếu công ty X và hằng năm được chia cổ tức thu nhập cổ tức hằng năm hình thành một dòng tiền bao gồm các khoản thu nhập cổ tức qua các năm kể từ năm mua cổ phiếu X.

Dòng tiền có nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân tích dòng tiền theo hai hướng: dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp, để đánh giá kết quả hoạt động của trong năm có hiệu quả hay không bên cạnh các chỉ tiêu trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh vì đây là các chỉ tiêu liên quan đến thực thu và thực chi của doanh nghiệp qua đó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhất về nguồn lực tài chính của công ty. Dòng tiền vào là sự chuyển động của dòng vốn từ

19

các tổ chức bên ngoài vào công ty hay được hiểu là dòng tiền được đi vào công ty thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), hoạt động đầu tư hay tài chính. Dòng tiền ra được hiểu theo chiều ngược lại là sự chuyển động của dòng vốn theo chiều ra khỏi một công ty hay doanh nghiệp nào đó, tức là những khoản tiền công ty chi ra cho các hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư cũng như tài chính. Dòng tiền có thể dương hoặc âm vào các thời điểm khác nhau. Dòng tiền dương cho thấy rằng công ty có nhiều tiền di chuyển vào nó hơn là ra khỏi nó. Ngược lại, dòng tiền âm lại cho thấy rằng công ty có nhiều các khoản chi trả hơn các khoản thu.

2.1.2 Phân loại dòng tiền

Trên thực tế, DN có nhiều tiêu thức lựa chọn để phân loại dòng tiền theo các mục đích quản lý dòng tiền của mình. Các nhà quản trị DN có thể phân loại dòng tiền theo:

Phân loại dòng tiền theo hoạt động

Theo Tiến sỹ Phan Đức Dũng (2011): “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được phân loại theo hoạt động để cung cấp chi tiết hơn để giúp người dùng đánh giá khả năng của một doanh nghiệp tạo ra dòng tiền từ một hoạt động cụ thể. Việc phân loại dòng tiền dựa trên tính chất thương mại của giao dịch chứ không phải hình thức hợp pháp của nó. Việc phân loại dòng tiền được thực hiện bằng cách xác định dòng tiền gắn với một trong ba hoạt động kinh doanh:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Đối với hoạt động SXKD, dòng tiền chủ yếu phát sinh liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ và thanh toán các khoản nợ phục vụ quá trình sản xuất của DN. Do vậy, trong khoản mục này bao gồm dòng tiền vào nhận được từ khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ, lãi suất của nhà đầu tư và cho vay. Dòng tiền ra trong hoạt động SXKD bao gồm các khoản phải trả cho nhân công, thuế, nhà cung cấp và các khoản chi khác. Trong các công ty đang phát triển và mở rộng tích cực, dòng tiền dương là cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh doanh.

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Đối với hoạt động đầu tư, dòng tiền thường liên quan đến các khoản cho vay, thu nợ, mua bán chứng khoán công ty khác và các hoạt

20

động mua sắm tài sản mới, thanh lý tài sản cũ. Dòng tiền vào của khoản mục này đại diện cho các hoạt động như thanh lý tài sản cố định cũ, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ cho vay còn dòng tiền ra là những khoản chi như mua sắm tài sản cố định mới, mua chứng khoán đầu tư, cho vay.

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền trong hoạt động tài chính thường tạo ra nguồn tiền bằng cách vay mượn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và trả tiền lại cho chủ nợ, chủ sở hữu,… Ở khoản mục này, dòng tiền vào phản ánh các chỉ tiêu: vay tiền, phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu còn trả nợ vay, mua lại cổ phiếu – trái phiếu, chi trả cổ tức là những chỉ tiêu cho dòng tiền ra.”

Sơ đồ 2.1 Phân loại dòng tiền theo hoạt động

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Hoạt động SXKD Hoạt động đầu từ Hoạt động tài chính Khoản thu từ khách hàng và cung cấp dịch vụ - hàng hóa Lãi suất của nhà đầu tư và cho vay

Các khoản thu từ thanh lý nhà xưởng, các thiết bị, tài sản cố định

Các khoản thu từ việc bán cổ phiếu cũng như các chứng khoán khác

Các khoản thu từ việc thu hồi các khoản nợ vay

Các khoản thu từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu Các khoản thu từ việc vay nợ.

Khoản chi trả cho các nhà cung cấp

Khoản chi trả cho nhân công Khoản chi nộp thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Các khoản chi khác

Các khoản chi mua sắm tài sản cố định mới

Các khoản chi mua chứng khoán đầu tư mới

Các khoản chi cho vay nợ Các khoản chi trả nợ vay Các khoản chi mua cổ phiếu – trái phiếu

21

Phân loại theo tính chất sở hữu

- Dòng tiền thuần của DN (Free Cash Flow to the Firm): Theo PGS. TS Phan Thị Cúc thì “FCFF là dòng tiền được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh thuộc về các nhà đầu tư, bao gồm cả chủ nợ và chủ sở hữu sau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết (vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên) cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai.” Còn theo mô hình tài chính và phân tích DCF, loại dòng tiền được sử dụng phổ biến nhất là Dòng tiền thuần tự do của công ty (FCFF) hay còn gọi là Dòng tiền tự do không sử dụng vốn vay (Unlevered Free Cash Flow). Về mặt bản chất, sở dĩ có khái niệm không sử dụng vốn vay không phải vì công ty không sử dụng vốn vay, thực tế là công ty có sử dụng, ở đây cần hiểu không sử dụng nghĩa là dòng tiền này là dòng tiền chưa tính đến việc đi vay nợ hay nghĩa là trước khi phải thanh toán nghĩa vụ nợ. Nó chính là dòng tiền có sẵn cho việc thanh toán cho nghĩa vụ với người cho vay và cổ đông.

Ý nghĩa: Dòng tiền này giúp chúng ta xác định được giá trị của DN bao gồm cả của chủ nợ lẫn chủ sở hữu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Bên cạnh đó, việc xác định FCFF còn để điều chỉnh các chính sách tài chính của DN. Chẳng hạn như: - Nếu FCFF < 0, điều này cho thấy dòng tiền hoạt động tạo ra không đủ để tài trợ cho nhu cầu đầu tư mới vào tài sản cố định và vốn lưu động thuần tăng thêm.Khi đó, phần thâm hụt này sẽ cần được tài trợ bừng việc huy động thêm nguồn vốn mới (vốn vay hoặc vốn cổ phần), hoặc sẽ phải điều chỉnh lại chính sách đầu tư vốn của doanh nghiệp theo hướng giảm bớt nhu cầu đầu tư.

- Ngược lại FCFF > 0 thì dòng tiền tạo ra đã thỏa mãn nhu cầu đầu tư mà vẫn còn dư thừa, do đó doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chính sách vay nợ theo hướng giảm bớt nợ, hoặc điều chỉnh chính sách cổ tức theo hướng tăng mức chi trả cổ tức cho cổ đông, thậm chí thực hiện mua lại cổ phần.

Sự khác biệt giữa dòng tiền và FCFF:

Dòng tiền là lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền được chuyển vào và ra khỏi một công ty. Dòng tiền dương cho thấy tài sản lưu động của một công ty đang tăng lên, cho phép công ty giải quyết các khoản nợ, tái đầu tư vào hoạt động kinh

22

doanh, trả lại tiền cho các cổ đông và thanh toán chi phí. Dòng tiền được báo cáo trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong đó có ba phần chi tiết các hoạt động. Ba phần đó là dòng tiền từ hoạt động điều hành, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Còn FCFF là dòng tiền mà một công ty sản xuất thông qua hoạt động của mình sau khi trừ đi mọi khoản tiền mặt để đầu tư vào tài sản cố định như tài sản, nhà máy và thiết bị cũng như sau khi chi phí khấu hao, thuế, vốn lưu động và lãi. Nói cách khác, dòng tiền tự do cho công ty là tiền còn lại sau khi một công ty đã thanh toán chi phí hoạt động và chi phí vốn.

- Dòng tiền thuần của chủ sở hữu (Free Cash Flow to Equity): Theo PGS. TS Phan Thị Cúc (2010) thì “FCFE là dòng tiền trong kì thuộc sở hữu của các cổ đông mà các cổ đông sau khi đã tính đến chi tiêu vốn cho đầu tư tài sản và thanh toán nợ gốc.”

Ý nghĩa: Dựa vào dòng tiền này, chúng ta sẽ xác định được giá trị DN của chủ sở hữu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Bên cạnh đó, việc xác định FCFE còn để điều chỉnh các chính sách tài chính của DN. Ví dụ như:

- Nếu FCFE < 0, tức là dòng tiền không có dành cho cổ đông, do đó phần thiếu hụt tiền, một mặt sẽ không chi trả cổ tức, mặt khác sẽ huy động thêm tiền từ phát hành cổ phần mới. Hoặc ngược lại, nếu công ty muốn duy trì chính sách cổ tức thì phải điều chỉnh lại chính sách vay nợ, chính sách đầu tư.

- Ngược lại, nếu FCFE > 0, doanh nghiệp có dư tiền để thực hiện để thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông, và căn cứ vào đó để quyết định mức trả cổ tức cho phù hợp. Cũng có thể công ty duy trì chính sách cổ tức như hiện hành mà vẫn thừa tiền thì sẽ thực hiện điều chỉnh chính sách vay nợ theo hướng giảm bớt nợ, và thậm chí mua lại cổ phần.

2.1.3 Mối quan hệ giữa dòng tiền và lợi nhuận

Theo bà Heather D. Satterley: “Lợi nhuận là doanh thu còn lại sau khi trừ chi phí kinh doanh - nó cũng có thể được gọi là thu nhập ròng, trong khi dòng tiền là lượng tiền chảy vào và ra khỏi một doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. Lợi nhuận tạo ra dòng tiền - bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng biết điều đó. Lợi nhuận mang lại nhiều thành công cho doanh nghiệp của bạn, nhưng dòng tiền quan trọng hơn để duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tuy nhiên, điều có thể không được biết là sự gia tăng tiền

23

mặt thực tế trong một khoảng thời gian nhất định có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với số lợi nhuận. Nhiều doanh nhân khởi nghiệp với mục tiêu mang lại lợi nhuận. Nhưng những gì họ không nhận ra là dòng tiền là thứ giữ cho hoạt động của doanh nghiệp được duy trì ổn định. .Do đó, hiểu được mối quan hệ giữa dòng tiền và lợi nhuận là rất quan trọng đối với chủ doanh nghiệp và kế toán.” Dòng tiền và lợi nhuận đều là những thước đo tài chính quan trọng trong kinh doanh và không có gì lạ đối với những người mới tham gia vào thế giới tài chính và kế toán đôi khi nhầm lẫn giữa hai điều khoản. Nhưng dòng tiền và lợi nhuận không giống nhau, và điều quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa chúng để đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến hiệu suất kinh doanh và sức khỏe tài chính. Đối với các nhà đầu tư, hiểu được sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền có thể giúp dễ dàng biết liệu một công ty có lợi nhuận có thực sự là một khoản đầu tư tốt hay không dựa trên khả năng duy trì khả năng thanh toán trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Đối với các doanh nhân và chủ doanh nghiệp, việc hiểu mối quan hệ giữa các điều khoản có thể cung cấp các quyết định kinh doanh quan trọng, bao gồm cả cách tốt nhất để theo đuổi tăng trưởng.

Dòng tiền là thứ cho phép công ty thanh toán chi phí đúng hạn, bao gồm nhà cung cấp, nhân viên, tiền thuê nhà, bảo hiểm và các chi phí hoạt động khác. Dòng tiền không đủ có nghĩa là một doanh nghiệp không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình, chẳng hạn như trả tiền cho nhà cung cấp hoặc thậm chí là nhân viên. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi công ty đang kiếm được lợi nhuận từ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong một doanh nghiệp đang phát triển, một sản phẩm thành công bất ngờ thường có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng dòng tiền. Lợi nhuận có nghĩa là doanh nghiệp của công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn so với chi tiêu để duy trì hoạt động kinh doanh. Đôi khi, như với dòng tiền, sự thành công của một sản phẩm có thể làm tăng chi phí, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Giảm chi phí có thể cho phép công ty kiếm được lợi nhuận, nhưng điều này đòi hỏi phải cắt giảm hiệu quả mà không ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của công ty.

Như đã nói ở trên, dòng tiền là tiền chảy vào và ra khỏi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi lợi nhuận là bất cứ thứ gì còn lại từ doanh thu của

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình quản lý dòng tiền (tại công ty cổ phần nikken việt nam) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)