Phân loại dòng tiền

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình quản lý dòng tiền (tại công ty cổ phần nikken việt nam) (Trang 28 - 31)

6. Kết cấu đề tài

2.1.2 Phân loại dòng tiền

Trên thực tế, DN có nhiều tiêu thức lựa chọn để phân loại dòng tiền theo các mục đích quản lý dòng tiền của mình. Các nhà quản trị DN có thể phân loại dòng tiền theo:

Phân loại dòng tiền theo hoạt động

Theo Tiến sỹ Phan Đức Dũng (2011): “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được phân loại theo hoạt động để cung cấp chi tiết hơn để giúp người dùng đánh giá khả năng của một doanh nghiệp tạo ra dòng tiền từ một hoạt động cụ thể. Việc phân loại dòng tiền dựa trên tính chất thương mại của giao dịch chứ không phải hình thức hợp pháp của nó. Việc phân loại dòng tiền được thực hiện bằng cách xác định dòng tiền gắn với một trong ba hoạt động kinh doanh:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Đối với hoạt động SXKD, dòng tiền chủ yếu phát sinh liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ và thanh toán các khoản nợ phục vụ quá trình sản xuất của DN. Do vậy, trong khoản mục này bao gồm dòng tiền vào nhận được từ khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ, lãi suất của nhà đầu tư và cho vay. Dòng tiền ra trong hoạt động SXKD bao gồm các khoản phải trả cho nhân công, thuế, nhà cung cấp và các khoản chi khác. Trong các công ty đang phát triển và mở rộng tích cực, dòng tiền dương là cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh doanh.

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Đối với hoạt động đầu tư, dòng tiền thường liên quan đến các khoản cho vay, thu nợ, mua bán chứng khoán công ty khác và các hoạt

20

động mua sắm tài sản mới, thanh lý tài sản cũ. Dòng tiền vào của khoản mục này đại diện cho các hoạt động như thanh lý tài sản cố định cũ, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ cho vay còn dòng tiền ra là những khoản chi như mua sắm tài sản cố định mới, mua chứng khoán đầu tư, cho vay.

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền trong hoạt động tài chính thường tạo ra nguồn tiền bằng cách vay mượn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và trả tiền lại cho chủ nợ, chủ sở hữu,… Ở khoản mục này, dòng tiền vào phản ánh các chỉ tiêu: vay tiền, phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu còn trả nợ vay, mua lại cổ phiếu – trái phiếu, chi trả cổ tức là những chỉ tiêu cho dòng tiền ra.”

Sơ đồ 2.1 Phân loại dòng tiền theo hoạt động

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Hoạt động SXKD Hoạt động đầu từ Hoạt động tài chính Khoản thu từ khách hàng và cung cấp dịch vụ - hàng hóa Lãi suất của nhà đầu tư và cho vay

Các khoản thu từ thanh lý nhà xưởng, các thiết bị, tài sản cố định

Các khoản thu từ việc bán cổ phiếu cũng như các chứng khoán khác

Các khoản thu từ việc thu hồi các khoản nợ vay

Các khoản thu từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu Các khoản thu từ việc vay nợ.

Khoản chi trả cho các nhà cung cấp

Khoản chi trả cho nhân công Khoản chi nộp thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Các khoản chi khác

Các khoản chi mua sắm tài sản cố định mới

Các khoản chi mua chứng khoán đầu tư mới

Các khoản chi cho vay nợ Các khoản chi trả nợ vay Các khoản chi mua cổ phiếu – trái phiếu

21

Phân loại theo tính chất sở hữu

- Dòng tiền thuần của DN (Free Cash Flow to the Firm): Theo PGS. TS Phan Thị Cúc thì “FCFF là dòng tiền được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh thuộc về các nhà đầu tư, bao gồm cả chủ nợ và chủ sở hữu sau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết (vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên) cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai.” Còn theo mô hình tài chính và phân tích DCF, loại dòng tiền được sử dụng phổ biến nhất là Dòng tiền thuần tự do của công ty (FCFF) hay còn gọi là Dòng tiền tự do không sử dụng vốn vay (Unlevered Free Cash Flow). Về mặt bản chất, sở dĩ có khái niệm không sử dụng vốn vay không phải vì công ty không sử dụng vốn vay, thực tế là công ty có sử dụng, ở đây cần hiểu không sử dụng nghĩa là dòng tiền này là dòng tiền chưa tính đến việc đi vay nợ hay nghĩa là trước khi phải thanh toán nghĩa vụ nợ. Nó chính là dòng tiền có sẵn cho việc thanh toán cho nghĩa vụ với người cho vay và cổ đông.

Ý nghĩa: Dòng tiền này giúp chúng ta xác định được giá trị của DN bao gồm cả của chủ nợ lẫn chủ sở hữu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Bên cạnh đó, việc xác định FCFF còn để điều chỉnh các chính sách tài chính của DN. Chẳng hạn như: - Nếu FCFF < 0, điều này cho thấy dòng tiền hoạt động tạo ra không đủ để tài trợ cho nhu cầu đầu tư mới vào tài sản cố định và vốn lưu động thuần tăng thêm.Khi đó, phần thâm hụt này sẽ cần được tài trợ bừng việc huy động thêm nguồn vốn mới (vốn vay hoặc vốn cổ phần), hoặc sẽ phải điều chỉnh lại chính sách đầu tư vốn của doanh nghiệp theo hướng giảm bớt nhu cầu đầu tư.

- Ngược lại FCFF > 0 thì dòng tiền tạo ra đã thỏa mãn nhu cầu đầu tư mà vẫn còn dư thừa, do đó doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chính sách vay nợ theo hướng giảm bớt nợ, hoặc điều chỉnh chính sách cổ tức theo hướng tăng mức chi trả cổ tức cho cổ đông, thậm chí thực hiện mua lại cổ phần.

Sự khác biệt giữa dòng tiền và FCFF:

Dòng tiền là lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền được chuyển vào và ra khỏi một công ty. Dòng tiền dương cho thấy tài sản lưu động của một công ty đang tăng lên, cho phép công ty giải quyết các khoản nợ, tái đầu tư vào hoạt động kinh

22

doanh, trả lại tiền cho các cổ đông và thanh toán chi phí. Dòng tiền được báo cáo trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong đó có ba phần chi tiết các hoạt động. Ba phần đó là dòng tiền từ hoạt động điều hành, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Còn FCFF là dòng tiền mà một công ty sản xuất thông qua hoạt động của mình sau khi trừ đi mọi khoản tiền mặt để đầu tư vào tài sản cố định như tài sản, nhà máy và thiết bị cũng như sau khi chi phí khấu hao, thuế, vốn lưu động và lãi. Nói cách khác, dòng tiền tự do cho công ty là tiền còn lại sau khi một công ty đã thanh toán chi phí hoạt động và chi phí vốn.

- Dòng tiền thuần của chủ sở hữu (Free Cash Flow to Equity): Theo PGS. TS Phan Thị Cúc (2010) thì “FCFE là dòng tiền trong kì thuộc sở hữu của các cổ đông mà các cổ đông sau khi đã tính đến chi tiêu vốn cho đầu tư tài sản và thanh toán nợ gốc.”

Ý nghĩa: Dựa vào dòng tiền này, chúng ta sẽ xác định được giá trị DN của chủ sở hữu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Bên cạnh đó, việc xác định FCFE còn để điều chỉnh các chính sách tài chính của DN. Ví dụ như:

- Nếu FCFE < 0, tức là dòng tiền không có dành cho cổ đông, do đó phần thiếu hụt tiền, một mặt sẽ không chi trả cổ tức, mặt khác sẽ huy động thêm tiền từ phát hành cổ phần mới. Hoặc ngược lại, nếu công ty muốn duy trì chính sách cổ tức thì phải điều chỉnh lại chính sách vay nợ, chính sách đầu tư.

- Ngược lại, nếu FCFE > 0, doanh nghiệp có dư tiền để thực hiện để thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông, và căn cứ vào đó để quyết định mức trả cổ tức cho phù hợp. Cũng có thể công ty duy trì chính sách cổ tức như hiện hành mà vẫn thừa tiền thì sẽ thực hiện điều chỉnh chính sách vay nợ theo hướng giảm bớt nợ, và thậm chí mua lại cổ phần.

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình quản lý dòng tiền (tại công ty cổ phần nikken việt nam) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)