Các tỷ số dòng tiền

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình quản lý dòng tiền (tại công ty cổ phần nikken việt nam) (Trang 39)

6. Kết cấu đề tài

2.4 Các tỷ số dòng tiền

2.4.1 Tỷ số dòng tiền

Theo TS Phan Đức Dũng (2011): “Đối với một doanh nghiệp, nếu trong quá trình kinh doanh hoạt động tạo ra nhiều tiền và đổ vào công ty thì sẽ tốt hơn số tiền chi ra. Tỷ số dòng tiền phản ánh ánh tổng quan giữa luồng tiền sẽ đổ vào và luồng tiền sẽ phải chi ra. Khoản phải thu và hàng tồn kho là những luồng tiền sẽ đổ vào (hoặc sẽ tạo ra những luồng tiền vào) công ty. Nợ phải trả và nợ lương, nợ thuế sẽ hút tiền ra trong ngắn hạn.”

Cụ thể:

- Khoản phải thu + Tồn kho = Tài sản lưu động – Tiền

- Nợ phải trả + Nợ lương, thuế = Nợ lưu động – Vay ngắn hạn Thông thường, tỷ số dòng tiền được xác định theo công thức:

ỷ ố ò ề = à ả ắ ℎạ − ề

ợ ắ ℎạ − ắ ℎạ

Ý nghĩa của tỷ số dòng tiền:

- Nếu tỷ số này < 1: Luồng tiền sẽ đổ vào < Luồng tiền sẽ chi ra. Điều này có nghĩa là công ty không an toàn nhưng tiết kiệm được chi phí (chi phí liên quan đến tồn kho và chi phí liên quan đến các khoản phải thu) và sử dụng tiền của người khác nhiều hơn. - Nếu tỷ số này > 1: Luồng tiền sẽ đổ vào > Luồng tiền sẽ chi ra. Điều này có ý nghĩa công ty an toàn, tuy nhiên trong trường hợp này công ty đã bỏ qua những cơ hội đầu tư để mang về cho doanh nghiệp những khoản lãi cao hơn.

31

2.4.2 Tỷ số dòng tiền trên doanh thu

= ò ề ℎ ầ ừ ℎ ạ độ

ℎ ℎ ℎ ầ

Ý nghĩa của tỷ số dòng tiền trên doanh thu: Tỷ số này nói lên việc bao nhiêu đồng tiền sẽ được tạo ra từ 1 đồng doanh thu. Không giống như những tỷ số khác, tỷ số Dòng tiền/Doanh thu không có ngưỡng giá trị xác định cụ thể để nhận định tốt hay xấu. Tuy nhiên, theo như các chuyên gia kinh tế nhận định thì tỷ lệ càng cao thì sẽ càng tốt – thể hiện được việc kinh doanh của công ty có sự phát triển, khả năng sinh lợi tốt. Ngược lại, tỷ số này giảm dần qua các năm thì điều này chứng tỏ hoạt động SXKD của công ty đang không có sự ổn định, khả năng sinh lời của công ty sẽ khó dự đoán.

Bên cạnh đó, tương tự như tỷ số Dòng tiền/Doanh thu nhưng ta thay thế Dòng tiền thuần từ hoạt động SXKD (CFO) bằng Dòng tiền tự do (FCF) thì ta sẽ được một tỷ số Dòng tiền/Doanh thu khác: = ò ề ự

ầ nhưng có tỷ lệ sát hơn khi so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Bởi vì mặc dù trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ không có chỉ tiêu dành cho dòng tiền tự do do nó không nằm trong quy tắc kế toán được chấp nhận nhưng dòng tiền tự do lại phản ánh chân thật nhất lượng tiền của một công ty có thể tạo ra sau khi dành ra một phần của dòng tiền để duy trì hoặc đầu tư phục vụ SXKD, các dự án khác.

2.4.3 Tỷ số thanh toán hiện hành

Theo TS Phan Đức Dũng (2011) thì “Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc): Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn. Tỷ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn – là một trong những thước đo khả năng thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi.” Công thức xác định tỷ số thanh toán hiện hành bằng giá trị của tài sản ngắn hạn chia cho giá trị nợ ngắn hạn.

ỷ ố ℎ ℎ á ℎ ệ ℎà ℎ = à ả ắ ℎạ

32

Ý nghĩa:

- Nếu tỷ số thanh toán hiện hành >1: Tình hình thanh toán của công ty tốt, có nhiều thuận lợi trong thanh toán. Thông thường, tỷ số này được coi là hợp lý nhất ở mức xấp xỉ 1.- Nếu tỷ số thanh toán hiện hành <1: Tình hình thanh toán của công ty sẽ gặp khó khăn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1 nhưng không có nghĩa là công ty sẽ rơi vào tình trạng phá sản vì còn có thể huy động thêm vốn từ các nguồn khác.

2.4.4 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

TS Phan Đức Dũng (2011) định nghĩa: “Tỷ số thanh toán nhanh (Rq): Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho vì hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền – nhất là hàng tồn kho ứ động kém phẩm chất.” Về lý thuyết, công thức xác định tỷ số thanh khoản nhanh bằng giá trị tài sản lưu động trừ đi giá trị tồn kho sau đó chia cho giá trị nợ ngắn hạn.

ỷ ố ℎ ℎ á ℎ ℎ = à ả ắ ℎạ − à ồ ℎ

ợ ắ ℎạ

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng trong giá trị tài sản ngắn hạn còn bao gồm giá trị tài sản ngắn hạn khác mà tài sản này còn kém thanh khoản hơn cả hàng tồn kho. Do đó, trên thực tế ở tử số của công thức tính tỷ số thanh khoản nhanh nên cộng dồn các khoản tài sản ngắn hạn nào có tính thanh khoản nhanh hơn hàng tồn kho.

ỷ ố ℎ ℎ

á ℎ ℎ =

ề + á ℎ ả đầ ư à ℎí ℎ ắ ℎạ + ℎ ả ℎả ℎ

ợ ắ ℎạ

Ý nghĩa:

- Nếu tỷ số thanh toán nhanh >1: Tình hình thanh toán của công ty tốt, có nhiều thuận lợi trong thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao lại là điều không tốt vì nó thể hiện việc quay vòng vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Thông thường, tỷ số này được coi là hợp lý nhất ở mức xấp xỉ 1 vì công ty vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh cũng như không mất các cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.

33

2.4.5 Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền

Cũng theo TS Phan Đức Dũng: “Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền là tỷ số đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không.” Tỷ số này chỉ ra lượng tiền dự trữ so với khoản nợ hiên hành. Công thức xác định tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt bằng giá trị của tiền cộng với giá trị của các khoản tương đương tiền sau đó chia cho giá trị nợ ngắn hạn.

ỷ ố ℎ ℎ á ℎ ℎ

ằ ề ặ =

ề + á ℎ ả ươ đươ ề

ợ ắ ℎạ

Ý nghĩa: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền cho biết ngay sự khủng hoảng về tài chính của công ty bởi vì tỷ số này rất nhạy cảm với bất kỳ sự biến động nhỏ nào trong hoạt động kinh doanh của công ty. Những công ty kinh doanh thiếu tiền thường bị thất bại. Chắc chắn rằng, bất kỳ công ty nào cũng đều mong muốn có tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt ở mức hợp lý, nghĩa là có lượng tiền đầy đủ để trang trải cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền quá cao thì quyết định đầu tư là cần thiết được xem xét hơn là dữ trữ tiền mặt.

34

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH QUY TRÌNH QUẢN LÝ DÒNG TIỀN

Sơ đồ 3.1. Quy trình luân chuyển dòng tiền của công ty

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Cha đẻ của quản trị hiện đại Peter Drucker đã nói “Nhiều chủ DN khởi nghiệp cho rằng lợi nhuận là quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ ở vị trí thứ hai. Dòng tiền là quan trọng nhất”. Hiểu được tầm quan trọng của quản trị dòng tiền nên công ty Nikken Việt Nam đã tự xây dựng cho mình một quy trình để quản lý các dòng ngân lưu và trình tự thu – chi trong quy trình đó. Việc xây dựng quy trình quản lý dòng tiền cho công ty giúp cho ban lãnh đạo của công ty có thể theo sát được thực tế dòng tiền của công ty tránh trường hợp chỉ tập trung vào thu nhập ròng hay lợi nhuận mà không để ý đến dòng tiền của công ty đang âm hay dương vì không có sự phân biệt trong lợi nhuận hay dòng tiền. Bên cạnh đó, việc lập trình tự thu – chi cũng cho phép công ty cải thiện hiệu quả trong quản lý các khoản phải thu và phải trả cũng như có sự chủ động trong việc tiếp cận các nguồn vốn khác nhau để chi trả cho

CÔNG TY Khách hàng Ngân hàng Vay cá nhân SXKD

Lương Nhân công

Công nợ

Nợ gốc Ngân hàng

Nợ vay cá nhân

Thu

35

dòng tiền ra mà không phải bị động trong việc tìm kiếm các nguồn tiền khi cần xoay vòng vốn. Bên cạnh đó, về cơ bản thì doanh thu không đồng nhất với dòng tiền vào nên việc xây dựng một quy trình quản lý dòng tiền giúp ban quản lý công ty dễ dàng hơn trong việc kiểm soát dòng tiền ra vào của công ty và dự báo được thời điểm cần tăng nhu cầu tiền mặt để có kế hoạch xoay vốn cho những tình huống thiếu hụt dòng tiền.

Ngoài ra, việc xây dựng quy trình về dòng tiền giúp cho công ty có cái nhìn tổng quát về các hướng di chuyển của dòng ngân lưu qua đó có thể lập kế hoạch sử dụng dòng tiền một cách hiệu quả hơn. Mặc dù chỉ là công ty vừa và nhỏ nhưng Nikken Việt Nam đã nhận ra được tầm quan trọng của quản lý dòng tiền trong quản trị tài chính bằng việc tự xây dựng quy trình quản lý dòng tiền phù hợp với tình hình sản xuất của công ty. Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình mà công ty Nikken quản lý dòng tiền thì tôi sẽ phân tích thực trạng và tình hình theo dõi dòng tiền của công ty qua các quý trong năm 2019.

3.1 Thực trạng dòng tiền vào

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ dòng tiền vào năm 2019

(Nguồn: Bộ phận kế toán) - 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Vay cá nhân 4,304,082,400 1,757,060,000 2,949,384,333 4,994,118,900 Vay ngân hàng 5,353,271,165 12,873,752,008 8,483,828,563 8,378,144,172 Khoản thu khách hàng 5,049,646,212 8,513,758,702 10,985,161,429 15,554,833,510

Dòng tiền vào năm 2019

36

Dòng tiền vào của Nikken Việt Nam được hình thành chủ yếu từ ba nguồn chính là nguồn thu từ khách hàng, nguồn thu từ giải ngân của ngân hàng và các khoản thu từ nợ vay cá nhân. Từ số liệu trên kết hợp với biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ được sự dao động mạnh của các nguồn tiền vào qua các quý trong năm tùy theo sự quyết định của Ban giám đốc ở từng thời điểm. Quý 1 đầu năm là thời điểm mà các nguồn tiền vào còn ở mức thấp do hoạt động sản xuất lúc này chưa đạt hết công suất nên nhu cầu về vay vốn cũng chưa ở mức cao. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 2 đến cuối năm chứng kiến xu hướng tăng của các khoản thu vào ở hầu hết các thời điểm trong phần còn lại của năm. Bên cạnh đó, ta có thể thấy được khi mà các khoản phải thu tăng lên nhanh thì các khoản tiền vào từ nợ vay cũng tăng lên . Nhìn chung thì các nguồn thu đều tăng tăng trưởng dương khi kết thúc năm tài chính 2019 dù trước đó có nhiều xáo động, để có cái nhìn rõ hơn thì ta sẽ phân tích chi tiết từng khoản thu dưới đây.

3.1.1 Quản lý các khoản phải thu từ khách hàng

Để làm rõ hơn các khoản mục trong dòng tiền vào của công ty thì sau đây tôi sẽ phân tích các khoản thu từ các khách hàng trong 3 quý cuối năm 2019:

Bảng 3.1. Số liệu các khoản thu khách hàng

ĐVT: Đồng (VNĐ)

Chỉ tiêu Khoản thu từ khách hàng

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

5,049,646,212 8,513,758,702 10,985,161,429 15,554,833,510 Tỷ trọng (%) 13% 21% 27% 39% Chênh lệch (giá trị) - 3,464,112,490 2,471,402,727 4,569,672,081 Chênh lệch (%) - 69% 29% 42% (Nguồn: Bộ phận Kế toán)

Qua số liệu từ bảng thống kê thì ta có thể thấy các khoản thu tăng trưởng qua các quý (số liệu quý sau luôn cao hơn quý trước). Kết thúc kì nghỉ tết âm lịch 2019, các

37

khoản thu trong quý 2 là xấp xỉ 8.5 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định hơn sau giai đoạn nghỉ lễ dài ngày, các đơn hàng đã bắt đầu khởi động trở lại nên đã mang lại những khoản thu ổn định hơn. Bước sang quý 3, nguồn thu của công ty tiếp tục tăng nhẹ một khoảng gần 2.5 tỷ đồng lên mức dưới 11 tỷ. Điều này có được là do công ty bắt đầu có những khoản thu đầu tiên khi phân xưởng cắt mài gia công sản phẩm cho công ty Juki được đưa vào vận hành vào tháng 4 năm 2019. Nikken đã nghiên cứu và đầu tư cho dự án này một cách kỹ lưỡng và xem đây là một trong những mục tiêu chiến lược về doanh thu của mình với kì vọng phân xưởng mới sẽ mang lại doanh thu ổn định và tăng trưởng tốt khi được đưa vào hoạt động.

Ba tháng cuối năm 2019 chứng kiến một sự gia tăng mạnh về các khoản phải thu của công ty sau khi tăng hơn 40% so với quý trước và đạt đỉnh ở mức hơn 15.5 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong công ty đã vận hành hết công suất để hoàn thành hết những đơn hàng trước đó đã bị chậm trễ trong ba quý đầu năm. Sự chậm trễ đơn hàng đến từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như công ty phải tốn nhiều thời gian để thử nghiệm cũng như chưa có kinh nghiệm sản xuất để làm ra sản phẩm đạt yêu cầu giao hàng của các đơn hàng mới. Tuy nhiên, điều này cũng minh chứng cho Nikken luôn lấy chữ tín lên đầu khi đã chấp nhận chậm trễ thu hồi một số khoản thu để thử nghiệm, cải tiến các công đoạn sản xuất cho đến khi ra được sản phẩm hoàn thiện nhất cho các đối tác. Điều này được thấy rõ trong quý cuối cùng của năm 2019, lúc này công ty đã có sự am hiểu kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để hoàn thành được các đơn hàng trễ lại của các tháng trước cũng như các đơn mới cho nên tốc độ thu hồi dòng tiền được đẩy nhanh. Bên cạnh đó, cuối năm cũng là thời gian bước vào mùa cao điểm kinh doanh, nhu cầu của khách hàng gia tăng mạnh trong thời điểm này cũng là lúc các đơn hàng tăng lên nhanh chóng cộng với đó nhân lực và vật lực của công ty đang ổn định nên các đơn hàng được hoàn thành đúng yêu cầu thỏa thuận. Do đó, dòng tiền vào của ba tháng cuối năm tăng lên đáng kể chiếm 39% trong cơ cấu khoản thu khách hàng, xấp xỉ gấp 4 lần so với quý 1 của năm – thời điểm mà hoạt động sản xuất chưa đạt được công suất tối đa, từ đó tạo nên sự ổn định của dòng tiền khi bước sang đầu năm 2020.

38

3.1.2 Quản lý các khoản thu từ giải ngân

Bảng 3.2. Số liệu các khoản giải ngân ngân hàng

ĐVT: Đồng (VNĐ)

Chỉ tiêu Giải ngân ngân hàng

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

5,353,271,165 12,873,752,008 8,483,828,563 8,378,144,172 Tỷ trọng (%) 15% 37% 24% 24% Chênh lệch (giá trị) - 7,520,480,843 (4,389,923,445) (105,684,391) Chênh lệch (%) - 140% -34% -1% (Nguồn: Bộ phận Kế toán)

Nguồn thu do giải ngân được công ty dùng chủ yếu trong việc trả công nợ nhà cung cấp cũng như để chi lương cho công nhân viên trong công ty. Do đó, từ mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí thì ta có thể thấy được khi các khoản thu chưa cao thì các chi phí đối ứng để tạo ra phần doanh thu đó cũng ở mức thấp nên nhu cầu về nguồn giải ngân cũng không cao. Số liệu trong quý 1 đã minh chứng cho điều đó khi nguồn giải ngân chỉ chiếm khoảng 15% - tỷ lệ thấp nhất trong cả năm. Tuy nhiên, bước sang quý 2 do phân xưởng cắt mài gia công mới đi vào hoạt động nên các chi phí vận hành, thử nghiệm ban đầu là khá lớn nên công ty quyết định lên kế hoạch để giải ngân số tiền tăng đột biến – cao hơn xấp xỉ 7.5 tỷ đồng so với 3 tháng đầu năm, lên mức gần 13 tỷ

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình quản lý dòng tiền (tại công ty cổ phần nikken việt nam) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)