Lãng phí trong Lean Manufacturing

Một phần của tài liệu Đánh giá lãng phí theo mô hình WAM và đề xuất giải pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình (Trang 30 - 33)

5. Kết cấu các chương của báo cáo

2.1.4 Lãng phí trong Lean Manufacturing

a. Định nghĩa lãng phí

Lãng phí có thể được định nghĩa là bất kỳ thứ gì khác ngoài lượng tài nguyên tối thiểu là những thứ hoàn toàn cần thiết để tăng giá trị cho sản phẩm (Peter Hines, 1997). Việc xác định và loại bỏ lãng phí có hệ thống và liên tục có thể dẫn đến tăng hiệu quả, nâng cao năng suất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các công ty làm việc hướng tới loại bỏ lãng phí trong quy trình sản xuất nhận ra những lợi ích sau: dự trữ nguyên liệu thô thấp hơn và có sự kết nối với ngân sách, giảm quá trình làm việc và giảm lượng hàng tồn kho thành phẩm; chất lượng sản phẩm cao hơn; tăng tính linh hoạt và khả năng đáp

19

ứng nhu cầu của khách hàng; giảm chi phí sản xuất tổng thể và tăng cường sự tham gia của toàn thể nhân viên (Chase, 1998), (Canel, 2000).

b. 7 loại lãng phí

Trong Lean Manufacturing, có 7 loại lãng phí chính như sau:

1. Lãng phí sản xuất dư thừa (Over production): Định nghĩa là “sản xuất những gì không cần thiết, lúc nó không cần thiết, với số lượng không cần thiết”. Nguyên nhân gây ra có thể là do môi trường làm việc không ổn định (thời gian chết của máy móc, vấn đề chất lượng,…). Gây ra hậu quả như tốn thời gian, vận chuyển nhiều hơn, chiếm không gian nhiều hơn, chi phí nhiều hơn, cần nhiều nhân công hơn, vấn đề chất lượng tiềm ẩn đặc biệt là dẫn đến lãng phí do tồn kho.

2. Lãng phí khuyết tật sản phẩm (Defects): Sản xuất ra sản phẩm khuyết tật phải sửa chữa hoặc loại bỏ. Đối với loại lãng phí này thì khi phát hiện khuyết tật càng trễ thì lãng phí mà nó gây ra càng nhiều, chính vì vậy nhà sản xuất thường trang bị trong nhà xưởng những thiết bị poka-yoke2 hoặc công nhận tự động dừng chuyền khi thấy bất ổn để giảm thiểu lãng phí này. Nguyên nhân có thể là do không có tiêu chuẩn trong quản lý sản xuất và vận hành hoặc tiêu chuẩn không rõ ràng, cài đặt máy không đúng, kỹ năng tay nghề nhân viên thấp do đào tạo kém dẫn đến các hậu quả như: tốn thời gian, nguồn lực và chi phí nhiều hơn.

3. Lãng phí tồn kho (Inventory): Tồn kho là tất cả mọi thứ (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, phụ tùng) đang được lưu trữ tại các điểm lưu giữ bên trong và bên ngoài của nhà máy. Lãng phí tồn kho bao gồm lãng phí ngay tại kho, lãng phí giữa các quá trình quản lý sản xuất. Để tiến hành mua hàng hiệu quả, rất cần thiết để loại bỏ lãng phí hàng tồn kho do thời gian và ngày đến hạn không chính xác (Barla, 2003). Nguyên nhân có thể là do không có tiêu chuẩn hoặc tiêu chuẩn không rõ ràng trong việc quản lý sản xuất hoặc cài đặt máy móc không đúng dẫn đến hậu quả có thể xảy ra là thời gian đáp ứng lâu hơn, chi phí vốn lưu động, vận chuyển, chi phí quản lý,

2 Thiết bị Poka-yoke là bất kỳ cơ chế nào giúp ngăn ngừa lỗi trước khi chúng xảy ra hoặc làm cho chúng hiện hữu để nhân viên chú ý và sửa chữa kịp thời

20 vấn đề chất lượng tiềm ẩn.

4. Lãng phí vận chuyển (Transportation): Vận chuyển chuyển sản phẩm hay nguyên vật liệu từ nơi này đến nơi khác không tạo ra giá trị gia tăng. Nguyên nhân có thể là do mặt bằng phân xưởng được bố trí không hợp lí, kém hiệu quả. Dẫn đến những hậu quả như: thời gian thực hiện công việc, chi phí nhân công, dụng cụ, đặc biệt vật liệu được di chuyển hay xử lí nhiều lần dễ bị trầy móp hay hư hỏng. Ví dụ điển hình nhất là sản phẩm dở dang di chuyển qua lại nhiều lần trên một băng chuyền.

5. Lãng phí chờ đợi (Waiting): Một trong những hoạt động sản xuất lãng phí nhất là thời gian chờ đợi (Rosemary R Fullerton, 2001). Chờ đợi trong sản xuất là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong phân xưởng thiếu hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do không có tiêu chuẩn trong quản lý sản xuất và vận hành hoặc tiêu chuẩn không rõ ràng, mặt bằng kém hiệu quả, thiếu sự hướng dẫn của cấp trên. Từ đó dẫn đến hậu quả thời gian chờ đợi, chi phí tồn kho, chi phí nhân công, chiếm dụng không gian xản xuất để chứ nguyên vật liệu.

6. Lãng phí thao tác (Motion): Thao tác thừa dây ra lãng phí là những thao tác không hợp lý hay di chuyển không cần thiết của công nhân mà không tạo ra thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Nguyên nhân có thể là do kỹ năng bố trí mặt bằng, lắp đặt máy móc, thiết kế kém dẫn đến hậu quả có thể xảy ra như lãng phí thời gian, cần nổ lực thực hiện bằng những nguồn lực giới hạn và làm gia tăng chi phí.

7. Lãng phí xử lý thừa (Over processing): Xử lý thừa hay xử lý không phù hợp xảy ra trong các tình huống mà các giải pháp quá phức tạp tìm thấy cho các thủ tục đơn giản. Điều này cũng xảy ra khi máy móc được sử dụng không hiệu quả, vì vậy rằng hàng hóa kém chất lượng sẽ được sản xuất. Nguyên nhân có thể là do không có tiêu chuẩn quản lý sản xuất và vận hành hoặc tiêu chuẩn không rõ ràng, truyền thông kém gây ra hậu quả tương tự với lãng phí do khuyết tật sản phẩm.

21

Một phần của tài liệu Đánh giá lãng phí theo mô hình WAM và đề xuất giải pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)