Lãng phí do tồn kho

Một phần của tài liệu Đánh giá lãng phí theo mô hình WAM và đề xuất giải pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình (Trang 63 - 66)

5. Kết cấu các chương của báo cáo

3.3.2 Lãng phí do tồn kho

Tại chuyền 19 của xưởng may 2, dựa vào quy trình công nghệ và đặc tính kỹ thuật mà bộ phận kỹ thuật của công ty sẽ thực hiện cân bằng chuyền nhằm đảm bảo dòng chảy sản xuất luôn chảy và đáp ứng kế hoạch sản xuất được giao hoàn thành đúng thời hạn. Để quản lý tiến độ sản xuất của mỗi đơn hàng, công ty sử dụng hệ thống SAP, trưởng chuyền có nhiệm vụ cập nhật số thành phẩm liên tục trong quá trình sản xuất lên

52

hệ thống và tại mỗi phân xưởng được lắp ráp nhiều màn hình hiển thị năng suất hoạt động của từng chuyền giúp người quản đốc có thể quản lý trực quan tình hình của phân xưởng. Tuy nhiên, tại chuyền 19 năng suất hoạt động được cập nhật theo dõi trên hệ thống trong tháng 08/2020 là 77% cho thấy năng suất sản xuất tại chuyền không đạt so với kế hoạch dự kiến và cùng với kết quả quan sát của tác giả, trong quá trình sản xuất chuyền bị ùn ứ tại một số công đoạn gây ra tồn đọng bán thành phẩm trên chuyền. Bán thành phẩm tồn đọng trên chuyền gây ra sự chờ đợi cho các công đoạn khác, chiếm dụng không gian sản xuất, vướng víu gây ra nhầm lẫn cho người công nhân và dễ ảnh hưởng đến chất lượng tạo ra sản phẩm lỗi.

Bảng 3.10: Tình hình tồn kho vật tư giữa các công đoạn của mã giày SN 64260 tháng 08 năm 2020

Công đoạn Bình quân (đôi/tuần) Định mức (đôi/tuần)

Chặt - Lạng 627 300 Lạng - In ép 590 300 In ép -Đồng bộ 623 300 Đồng bộ - May 790 300 May - Gò 735 300 Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhận xét:

Dựa vào bảng thống kê, tác giả nhận thấy xưởng May 2 có tượng tồn kho vật tư giữa các công đoạn rất lớn. Lượng vật tư tồn kho lớn gấp đôi hoặc gần gấp ba lượng định mức tồn kho nhà máy đã đề ra, báo động về tình trạng lãng phí tồn kho.

Xác định nguyên nhân

Phương pháp: Thông qua quá trình quan sát, phỏng vấn ý kiến quản đốc, chuyền trưởng, những công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và quản lý kho ở xưởng, tác giả đã tiến hàng tổng hợp được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến lãng phí do tồn kho là:

53

Hình 3.5: Biểu đồ nhân quả tồn kho bán thành phẩm

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phân tích nguyên nhân

- Về con người và phương pháp: Hàng tồn kho quá thời gian kế hoạch xuất pháp từ nguyên do nhân viên chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất không nắm bắt được thực trạng sản xuất tại xưởng để phân bổ hợp lý. Công nhân trong có tay nghề chưa được tốt vẫn trực tiếp đứng máy làm chậm trễ toàn chuyền. Người quản lý phải thường xuyên cập nhật thông tin, cũng như tiến hành kiểm tra, điều chỉnh thời gian thực hiện công việc nhằm đảm bảo các công đoạn sản xuất luôn theo đúng tiến độ.

- Về máy móc: trong thời gian làm việc, máy bị hư hỏng nhưng chưa có máy thay thế ngay tại thời điểm xảy ra vấn đề hoặc thời gian sửa chữa, thay thế chậm trễ gây ra 2 vấn đề khá nghiêm trọng. Đầu tiên, máy bị lỗi lập trình nhưng công nhân điều khiển không kịp thời phát hiện sẽ dẫn đến tạo ra chi tiết sai, hỏng, kém chất lượng không thể đáp ứng cho công đoạn kế tiếp. Thứ hai, nếu máy bị hư dừng hẳn sẽ phải tốn thời gian di chuyển ra và lắp đặt máy thay thế (những loại máy may hay bị hư hỏng nên phân xưởng luôn có chuẩn bị máy thay thế). Quá trình thay máy tuy không chiếm nhiều thời

54

gian nhưng vẫn gây ra tình trạng lãng phí do công đoạn trước bị tồn kho BTP nhưng vẫn phải tiếp tục sản xuất, công đoạn sau lại phải chờ đợi máy. Điển hình như khi máy trụ 1 kim bị gãy kim hay hư trụ kim, lệch cam phải thay thế bằng máy khác thì hàng loạt các công đoạn phía sau như bôi keo đập tẻ, may chập lưỡi gà bị trì hoãn, những BTP đã được may vắt sổ mũi, gấp may tem barcode vào lót lưỡi gà trở thành BTP tồn.

- Về phương pháp: Các BTP sau khi trải qua các công đoạn chuẩn bị trước khi vào chuyền may (thêu, in, ép, lạng…) phải chờ đồng bộ theo mã hàng và mất từ 2 – 4 ngày chờ đợi chuyển vào chuyền may. Phần lớn các công đoạn như bôi keo, dán lót chi tiết đều xảy ra tình trạng tồn đọng hàng do phải chờ đợi keo khô hoặc dán lệch tâm, dán thiếu keo,… Việc thực hiện tốt cân bằng chuyền vẫn đang là vấn đề cần nhiều thời gian để xem xét bởi có rất nhiều vấn đề phát sinh thực tế khó lường trước được. Kế hoạch đề ra không bao giờ hoàn thành đúng 100% so với thực tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá lãng phí theo mô hình WAM và đề xuất giải pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)