5. Kết cấu các chương của báo cáo
2.6 Công nghệ RFID
RFID6 - Radio Frequency Identification là một phương tiện lưu trữ và truy xuất dữ liệu thông qua từ tính hoặc trường điện từ (Yan Bo, 2008). Hệ thống RFID được tạo thành từ hai thành phần: thẻ RFID và thiết bị đọc - RFID reader, cả hai thiết bị hoạt động thu phát sóng trong cùng tần số và tần số đó thường được sử dụng trong RFID là 125Khz hoặc 900Mhz. Thẻ RFID là một thiết bị mang dữ liệu và thường bao gồm một phần tử ghép nối và một vi mạch điện tử. Thẻ được phân loại là thụ động hoặc hoạt động. Công nghệ RFID nhiều ưu điểm so với quét mã truyền thống với các tính năng nổi bật trong sản xuất như:
36
- Nhận dạng đối tượng cụ thể riêng lẻ trong khi mã vạch chỉ có thể nhận ra đối tượng của một loại.
- Đọc dữ liệu qua thiết bị bên ngoài bằng cách áp dụng tần số vô tuyến trong khi mã vạch chỉ có thể dựa vào trên ánh sáng laser.
- Có khả năng nhận diện và đọc nhiều đối tượng cùng một lúc trong khi mã vạch có thể chỉ đọc từng cái một. (Feldhofer, 2004).
Nguyên lý hoạt động:
Thẻ RFID trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng từ thiết bị đọc FRID phát ra sóng điện từ ở một tần số 125Khz hoặc 900Mhz. Thiết bị nhận được tín hiệu này, thu nhận vào và từ đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình. Trong đó thiết bị đọc được gắn ăng-ten thu phát sóng điện từ, còn thiết bị thẻ RFID được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID có chứa một mã số nhất định sao cho không trùng lặp với nhau. Mô-đun nguồn phát hiện tất cả các cảm biến và thu thập dữ liệu bao gồm dữ liệu môi trường. Các nguồn của dữ liệu có thể là các cảm biến khác nhau, các thuộc tính được lưu trữ trong thẻ RFID và vị trí của các nguồn cung cấp. Tất cả dữ liệu được truyền đến trung tâm phân phối dữ liệu máy chủ (Li Wang, 2014).
Hình 2.4: Cấu hình của hệ thống RFID
37
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH WAM ĐÁNH GIÁ
LÃNG PHÍ TẠI NHÀ MÁY 1 - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH