Lãng phí do sai hỏng/khuyết tật

Một phần của tài liệu Đánh giá lãng phí theo mô hình WAM và đề xuất giải pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình (Trang 59 - 63)

5. Kết cấu các chương của báo cáo

3.3.1Lãng phí do sai hỏng/khuyết tật

Thống kê các dạng lỗi trên chuyền:

Bảng 3.8: Thống kê các lỗi chính trong mã giày SN 64260 tại công đoạn may tháng 08 năm 2020

Lỗi Số lỗi Số lỗi tích lũy Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Vệ sinh dơ (keo) 175 175 26,2 26,2 Chỉ dư, xén dơ 110 285 16,5 42,6 Hư chỉ 93 378 13,9 56,5 Méo, cong gót 89 467 13,3 69,9 Đỉnh gót cao thấp 80 547 11,9 81,8 May sụp mí/ lệch tâm 65 612 9,7 91,5 Đệm vòng cổ 34 646 5,1 96,6 Lót nhăn đùn 22 669 3,4 100,0 Nguồn: Tác giả tổng hợp O I D M T P W Pj 110,9 314,3 332,8 282,9 156,3 116,5 162,7 Xếp hạng 7 2 1 3 5 6 4

48

Dựa vào bảng thống kê, biểu đồ về tỉ lệ lỗi được thể hiện như sau:

Hình 3.3: Biểu đồ về tỉ lệ lỗi mã giày SN 64260 tại phân xưởng May 2

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhận xét: Từ biểu đồ trên thấy được lỗi về vệ sinh dơ (dính keo, xì keo, lem keo) chiếm tỉ trọng cao nhất tại phân xưởng với hơn 26%. Lỗi về dư chỉ, xén dơ chiếm 16,5%, thấp hơn là các lỗi về độ căng chỉ, méo gót, đỉnh gót cao thấp, chiếm tỉ trọng lỗi khá gần nhau. Lỗi khác chiếm tỉ lệ thấp với tỉ lệ phần trăm thấp dần là may sụp mí/lệch tâm, đệm vòng cổ không đều, lót nhăn đùn. Ngoài ra trong quá trình tổng hợp, tác giả nhận thấy còn nhiều lỗi xuất hiện với tần suất không nhiều nhưng khi tổng kết lại chiếm một khoảng tỉ lệ đáng kể bao gồm: dập, gấp biên không đều; tem nhãn size số méo, bong tróc; may tem nhãn sai tem; bung nút ôdê, lỏng nút ôdê,... Những lỗi này càng nhiều thì tỉ lệ phế phẩm hoặc sửa chữa lại càng lớn. Bảng 3.9 trình bày về nguyên nhân về kỹ thuật gây ra sai xót của 5 lỗi chiếm tỉ lệ lớn nhất và qua hình 3.4 tác giả đã tổng hợp những nguyên nhân gây ra tất cả các lỗi (bao gồm cả những lỗi không đáng kể đã nêu trên) qua biểu đồ nhân quả thông qua việc quan sát thực tế tại xưởng cũng như tham khảo ý kiến của Ban quản đốc xưởng.

0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 Vệ sinh dơ (keo) Chỉ dư, xén dơ Hư chỉ Méo, cong gót Đỉnh gót cao thấp May sụp mí/ lệch tâm Đệm vòng cổ Lót nhăn đùn Tỉ lệ

Biểu đồ tần suất lỗi

49

Bảng 3.9: Nguyên nhân 5 lỗi điển hình

Lỗi Nguyên nhân về kỹ thuật

Vệ sinh dơ (keo)

Quét keo không đều Keo bị dính bụi

Tay người dán chưa sạch

Chỉ dư, xén dơ

Kéo bám bị mòn

Bấm chỉ không sát đường may Nhân viên QC kiểm tra không kĩ Không theo dấu đường chỉ

Hư chỉ

Mòn các thanh dẫn chỉ, đường chỉ bị rối, hư khoen Độ căng chỉ không chính xác

Khoảng cách 2 đầu kim phải không bằng nhau khi dùng máy kim 2 trụ

Méo, cong gót Đỉnh gót không thẳng tâm khi ráp chi tiết Phần gót mũi lệch, không cách đều theo chuẩn May sụp mí/ lệch tâm

Kim bị mòn

Đặt vật tư lệch với tâm khuôn

Hai mép vật tư so le khi may chập 2 vật tư

50

Từ những các lỗi đã được xác định, tác giả thực hiện phân tích tìm hiểu nguyên nhân gây ra những loại lãng phí này.

Hình 3.4: Biểu đồ nhân quả hàng lỗi

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ biểu đồ nhận thấy rằng 4 nguyên nhân chính gây lãng phí khuyết tật sản phẩm là con người, máy móc và nguyên vật liệu. Do đó tác giả sẽ tập trung phân tích rõ các nguyên nhân trên.

Phân tích nguyên nhân

- Về con người và phương pháp : Công nhân là người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Các chi tiết trên giày có đạt đúng yêu cầu chất lượng không phụ thuộc vào công đoạn thủ công rất nhiều bởi đây là điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt. Tay nghề, sự tập trung và việc nắm rõ quy trình công nghệ là điều mà bất kỳ công nhân nào cũng cần phải có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Vì sự mất tập trung hay quên

51

quy trình mà nhiều sản phẩm dính phải lỗi, dẫn đến không đạt yêu cầu chất lượng khi kiểm tra cuối chuyền. Chuyền luôn hoạt động không ngừng nghỉ, vì thế đôi lúc công nhân vì áp lực số lượng dẫn đến thao tác quá nhanh, lệch chuẩn. Lỗi về may sụp mí, lệch tâm cũng như may cự ly biên không đều đa phần xuất phát từ vấn đề này. Lỗi chiếm tỉ trọng cao nhất - vệ sinh dơ, dính keo, xì keo, lem keo, là do trong quá trình sản xuất thử, công nhân không để ý, người quản lý chưa nghiêm cứu kỹ về trọng điểm của từng công đoạn. Người quản lý trong quá trình giám sát thỉnh thoảng hỗ trợ công nhân sắp xếp bán thành phẩm nhưng lại chưa chú trọng kiểm tra, kiểm soát từng công đoạn. Ngoài ra, việc phát hiện sản phẩm lỗi và nguyên nhân gốc chưa được thực hiện kịp thời, dẫn đến các lỗi chồng lên nhau khó sửa chữa.

- Về máy móc: Mặc dù máy móc được bảo trì theo định kỳ nhưng vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng hư hỏng. Kim máy bị gãy, cong sẽ làm đường may bị lệch, nhiệt độ thực tế đột nhiên cao hơn so với nhiệt độ lập trình bình thường khi đưa vào máy sẽ làm cong cây gót, méo gót. Máy may hay xảy ra tình trạng rối chỉ nên công nhân phải tự gỡ rối hoặc cắt đi phần chỉ rối và dầu máy sau khi vệ sinh thường dính vào làm bẩn vật tư.

- Về nguyên vật liệu: Với NVL có màu sắc đặc biệt dễ bị vấy bẩn như màu trắng, màu xanh nhạt, màu hồng rất được lưu ý trong công đoạn chặt, in. Các chi tiết có màu sắc trên rất khó vệ sinh nếu dính bẩn hoặc lem màu. Không chỉ vậy, có nhiều loại nguyên vật liệu khách hàng chỉ định có độ xù xì, nhẵn mịn khác nhau rất khó canh bước chỉ dẫn đến mũi chỉ bị lệch, co rút gây ra lỗi. Nguyên nhân khác gây ra lỗi có liên quan đến NVL là phụ liệu. Keo – một phụ liệu điển hình – hay gây ra lỗi dính keo, xì keo, lem keo. Lỗi này khá nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung và cả vấn đề gây kết dính với các chi tiết không liên quan khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá lãng phí theo mô hình WAM và đề xuất giải pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình (Trang 59 - 63)