5. Kết cấu các chương của báo cáo
4.1.1 Tiến hành thực hiện Kaizen
a. Cơ sở đề xuất
Dựa trên tình hình thực tế về những lãng phí khi sản xuất đã trình bày ở chương trước, tác giả nhận thấy việc tiến hành thực hiện kaizen tại nhà máy chưa đạt được hiệu quả và làm lãng phí thêm thời gian nên đề xuất thực hiện chương trình kaizen mới (SKB) để giảm thiểu lãng phí đồng thời nâng cao năng suất là việc làm thiết yếu.
b. Nội dung
- Xác định mục tiêu thực hiện kaizen: Tăng hiệu suất hoạt động sản xuất thông qua cắt giảm tỉ lệ khuyết tật. Những nguyên nhân gốc rễ gây ra lỗi đã được trình bày, vì vậy tác giả sẽ đưa ra kế hoạch kế hoạch cụ thể để tối thiểu hóa lỗi khuyết tật với mục tiêu giảm 20% tỉ lệ khuyết tật trên 100 đơn vị sản phẩm.
- Công việc thực hiện:
Bước 1: Xác định tình hình hiện tại
Dữ liệu về lỗi khuyết tật sản phẩm tại công đoạn may trong tháng 08 năm 2020 đã được phân tích ở phần trước và để biết được tính khả thi cũng như là hiệu quả của việc áp dụng chương trình SKB, tác giả tiến hành thống kê, tính toán về sản lượng đầu ra và hiệu suất thời điểm chưa thực hiện.
63
Hình 4.1. Sản lượng thống kê và hiệu suất theo ngày trước khi thực hiện SKB
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Việc thu thập dữ liệu bắt đầu từ thứ ba ngày 25/08/2020 với SMV = 13,46 phút ( số liệu từ phòng IE), tổng nhân lực thực tế trên chuyền = 25 người, tổng thời gian sản xuất = 480 phút. Hiệu suất được tính theo công thức:
Hiệu suất = ((Tổng sản lượng đầu ra * SMV) / (Tổng nhân lực trên chuyền * Tổng thời gian sản xuất)) *100
Số lỗi tìm thấy trên 100 đơn vị sản phẩm (DHU - Defect per Hundred Units) được coi là tổng số điểm khuyết tật của tất cả các sản phẩm may mặc bị lỗi. DHU là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong sản xuất hàng may mặc, giày dép.
DHU tính theo công thức:
DHU = (Tổng số khuyết tật được tìm thấy / Tổng số sản phẩm được kiểm tra) *100
25/08/2 020 26/08/2 020 27/08/2 020 28/08/2 020 29/08/2 020 Sản lượng đầu ra 454 445 449 451 441 Hiệu suất (%) 50,92 49,91 50,36 50,59 49,47 50,92 49,91 50,36 50,59 49,47 48,50 49,00 49,50 50,00 50,50 51,00 51,50 430 435 440 445 450 455 % S ản ph ẩm
Sản lượng thống kê và hiệu suất theo ngày trước khi thực hiện SKB
64
Bảng 4.1: DHU theo ngày trước khi thực hiện SKB
Ngày 25/08/2020 26/08/2020 27/08/2020 28/08/2020 29/08/2020 DHU 34 33 31 39 43 Tổng số lỗi 153 146 137 178 190 Sản phẩm được kiểm tra 454 445 449 451 441 Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bước 2: Kế hoạch thực hiện
- Kế hoạch thực hiện: Từ phân tích nguyên nhân gốc rễ khuyết tật đã thực hiện ở phần trước, tác giả ra một số cách khắc phục lỗi sau:
Bảng 4.2: Giải pháp khắc phục 5 khuyết tật điển hình
Lỗi Đề xuất giải pháp
Vệ sinh dơ (keo)
Bổ sung dụng cụ chừa và đo lường lượng keo
Công nhân đảm bảo tay sạch sẽ trong quá trình làm việc
Bổ sung tài liệu về cách dán keo, kiểm tra vệ sinh và khắc phục khi sai xót
Chỉ dư, xén dơ Đào tạo vận hành
Việc hoàn thiện hàng may mặc phải được kiểm tra đúng cách
Hư chỉ
Cần kiểm tra định kỳ cho bàn răng đưa (bàn lừa), khoen và thanh dẫn chỉ để phát hiện hư hỏng.
Hướng dẫn về lực căng và áp lực lên chân vịt Méo, cong gót Thực hiện đúng QTCN, đúng mã giày, size giày
Canh cự ly biên và bước chỉ phải đều May sụp mí/
lệch tâm
Canh chỉnh theo đúng QTCN Chú ý đường biên
65
Ngoài các giải pháp cho sản phẩm lỗi còn phải có hành động khắc phục những điều như: 1. Loại bỏ những thứ không cần thiết: kim cong, kéo lục, chỉ vụn,…
2. Lau sàn.
3. Làm sạch máy. 4. Đánh giá 5S.
5. Tiếp cận hộp sơ cứu.
Bước 3: Thực hiện quy trình SKB bắt đầu vào đầu tiên đến ngày thứ năm với các công việc:
a) Công nhân thiết lập, điều chỉnh và sử dụng máy may một cách thích hợp. b) Phân công người vận hành, nhân lực có tay nghề cao vào dây chuyền sản xuất. c) Chỉ may chất lượng cao, thiết bị được hỗ trợ tốt nhất, sử dụng kim tốt.
d) Công nhân phải giữ vải/da đúng cách trong quá trình may. e) Duy trì thời gian thích hợp cho mỗi hoạt động.
f) Nhận thức về các khuyết tật. g) Đào tạo thích hợp
Bước 4: Kiểm tra:
a) Bắt đầu kiểm tra quá trình.
b) Giám sát quá trình thực hiện theo kế hoạch. c) Đo lường quá trình để theo sát hoạt động.
d) Định kỳ kiểm tra xem có giảm thiểu các khuyết tật hay không.
e) Nếu các khuyết tật không bị loại bỏ hoặc giảm bớt thì tiếp tục kiểm tra, điều chỉnh cho đến khi hiệu quả.
Ban quản đốc xưởng và chuyền trưởng sẽ tiến hành bước kiểm tra và ghi nhận theo đúng quy trình đã đề ra.
66
Bảng 4.3: Phiếu kiểm tra thực hiện SKB
Chuyền… Ngày: …../…../…...
Số thứ tự Vấn đề Người chịu trách nhiệm
Thời gian
xảy ra Kiểm tra
Nguồn: Tác giả tổng hợp
c. Tính khả thi
Tại TBS đã có thực hiện chuyền may mẫu để làm cơ sở cho mỗi mã giày, bộ phận IE có thể tiếp cận để thực hiện quy trình Kaizen cho chuyền may. Bên cạnh đó, trưởng chuyền có thể giám sát, đo lường công nhân thông qua quá trình sản xuất hàng ngày và có sự trợ giúp từ những công nhân tay nghề cao trên chuyền để thực hiện đào tạo. Tác giả đề xuất phương pháp bắt đầu từ chuyền may 19 của xưởng May 2 với hy vọng nếu phương pháp giúp nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả sẽ tạo động lực cải tiến cho các chuyền may khác trong xưởng cũng như là các xưởng khác trong Nhà máy 1.
d. Kết quả đạt được
Kết quả sau khi thực hiện SKB được tính từ thứ ba ngày 15/09/2020 và kết thúc vào thứ 7 ngày 19/09/2020, với SMV = 13,46 phút ( số liệu từ phòng IE), tổng nhân lực thực tế trên chuyền = 24 người, tổng thời gian sản xuất = 480 phút.
67
Bảng 4.4: Sản lượng thống kê và hiệu suất theo ngày sau khi thực hiện SKB
Ngày 15/09/2020 16/09/2020 17/09/2020 18/09/2020 19/09/2020
Sản lượng đầu ra 463 441 469 472 484 Hiệu suất (%) 54,1 51,5 54,8 55,1 56,6
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 4.5: DHU theo ngày sau khi thực hiện SKB
Ngày 15/09/2020 16/09/2020 17/09/2020 18/09/2020 19/09/2020 DHU 27 27 20 21 22 Tổng số lượng lỗi 125 120 94 99 105 Sản phẩm được kiểm tra 463 441 469 472 484 Nguồn: Tác giả tổng hợp
Những hình ảnh sau sẽ thể hiện trực quan hơn về kết quả đạt được sau khi tiến hành chương trình SKB
Hình 4.2: Sản lượng thống kê trước và sau khi tiến hành SKB
Nguồn: Tác giả tổng hợp 410 420 430 440 450 460 470 480 490 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Đơn vị: sản phẩm
Sản lượng thống kê trước và sau khi tiến hành SKB
Sản lượng đầu ra trước Kaizen Sản lượng đầu ra sau Kaizen
68
Trong 2 ngày đầu tiên thực hiện (thứ 3 và thứ 4), việc tiến hành tuy có sự túng túng trong công tác sắp xếp lại một số công việc công nhân đã quen với các thao tác chưa chuẩn nên sản lượng đầu ra có phần giảm nhẹ. Tuy nhiên, ở những ngày kế tiếp công tác thực hiện dần quen thuộc và mang lại kết quả khả quan hơn, cụ thể cũng tăng dần và chỉ số DHU được cải thiện theo chiều hướng tốt.
Hình 4.3: Hiệu suất trước và sau khi tiến hành SKB
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 4.4: DHU trước và sau khi tiến hành SKB
Nguồn: Tác giả tổng hợp 54,1 51,5 54,8 55,1 56,6 44,0 46,0 48,0 50,0 52,0 54,0 56,0 58,0 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Đơn vị: %
Hiệu suất trước và sau khi tiến hành SKB
Hiệu suất trước Kaizen Hiệu suất sau Kaizen
34 33 31 39 43 27 27 20 21 22 0 10 20 30 40 50 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Đơn vị: khuyết tật/100 sản phẩm DHU trước Kaizen DHU sau Kaizen
69
Sức mạnh của làm việc nhóm và cộng tác là điểm mấu chốt của kaizen đột phá (SKB). SKB là 5 ngày hoạt động bắt đầu từ một khu vực nhỏ để nâng cao năng suất tổng thể, hiệu quả và chất lượng. Kết quả của trước và sau thực hiện chương trình kaizen mới đã mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên. Sau khi triển khai, DHU giảm từ 34 xuống 27 khuyết tật trên 100 sản phẩm ngay trong ngày đầu tiên, môi trường làm việc cũng được cải thiện không ít. Vào cuối tuần, hiệu xuất có dấu hiện giảm nhưng xét tổng thể hiệu xuất đã tăng từ 49,5% lên 56,6%. Tuy nhiên, cần bổ sung các kế hoạch tạo động lực (khuyến khích, giải thưởng, đào tạo) để có thể duy trì việc áp dụng SKB một cách liên tục và hiệu quả hơn.