Phương pháp thủy luyện mangan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế hỗn hợp nano oxit mangan từ quặng pyroluzit Việt Nam theo phương pháp amoni florua và định hướng ứng dụng trong xử lý một số chất hữu cơ khó phân hủy. (Trang 48 - 49)

Thủy luyện là công nghệ chiết phù hợp nhất để chiết và tinh chế mangan so với tất cả các công nghệ khác như luyện sinh học và nhiệt luyện. Trong quá trình thủy luyện mangan từ quặng mangan, dịch chiết lỏng thường chứa các ion hóa trị II như sắt, mangan, đồng, niken, coban và kẽm cùng với các tạp chất khác khiến cho mangan rất khó tách. Các quy trình được sử dụng cho việc tinh chế và cô đặc dung

dịch trong quá trình thủy luyện của mangan bao gồm kết tủa, xi măng hóa, chiết dung môi và trao đổi ion. Chiết bằng dung môi là một phương pháp có hiệu quả cao hơn và nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tinh chế và tách mangan so với các kỹ thuật khác.

Quá trình thủy luyện gồm việc tách các kim loại từ các dạng quặng, tinh quặng và các chất thải khác nhau bằng các dung dịch hóa chất khác nhau. Các quy trình này thường gồm các công đoạn sau: nung quặng (không bắt buộc); chiết bằng axit, bazơ hoặc nước; loại bỏ các tạp chất như sắt; quá trình tách, thu hồi và tinh chế các kim loại cần thu hồi.

Các bước cơ bản trong thủy luyện: khai thác quặng, đập quặng, nghiền quặng, tuyển quặng (bước này để loại bỏ các tạp chất bên ngoài không mong muốn) và chiết mangan từ quặng. Trong đó chiết mangan từ quặng là điểm khởi đầu quan trọng nhất của quá trình thủy luyện. Quá trình chiết này sử dụng dung dịch lỏng có chứa tác nhân chiết. Tác nhân chiết trong dung dịch có thể là axit hoặc bazơ. Dạng và nồng độ của chất chiết thường được kiểm soát để cho phép mức độ chọn lọc đối các kim loại cần thu hồi. Trong quá trình chiết, thế oxy hóa, nhiệt độ và pH của dung dịch là các nhân tố quan trọng và thường được khống chế để tối ưu hóa sự hòa tan của thành phần kim loại vào pha lỏng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế hỗn hợp nano oxit mangan từ quặng pyroluzit Việt Nam theo phương pháp amoni florua và định hướng ứng dụng trong xử lý một số chất hữu cơ khó phân hủy. (Trang 48 - 49)