Kế toán xácđịnh kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thiên nam (Trang 64)

2.5.1. Nội dung

Xác định kết quả hoạt động kinh doanh là giai đoạn cuối cùng của quá trình kế toán trong doanh nghiệp, bởi kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong 01 kỳ kế toán. Bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

Công thức tính

Lợi nhuận sau thuế TNDN

= (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán) + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính)

- (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) + (Thu nhập khác – Chi phí khác)

44

2.5.2. Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng:

• Chứng từ và sổ sách:

Phiếu kết chuyển, sổ cái TK 911, sổ nhật ký chung,…

• Tài khoản sử dụng: Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Kết cấu tài khoản

TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh

➢ Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ

2.5.3. Sơ đồ kết toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ

- Chi phí bán hàng và chi phí QLDN

- Chi phí tài chính

- Chi phí khác, chi phí thuế TNDN - Kết chuyển lãi

- Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. - Doanh thu hoạt động tài chính - Thu nhập khác

- Khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN

- Kết chuyển lãi lô.

45

Sơ đồ 2.12: Hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.6. Phân tích kết quả kinh danh

2.6.1. Khái niệm phân tích kết quả kinh doanh

Phân tích kết quả kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở các doanh nghiệp trên cơ sở đó để đề ra các phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh. Những thông tin có giái

46 trị như thế này thường không có sẵn trong báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào của doanh nghiệp mà phải trải qua quá trình phân tích.

2.6.2. Ý nghĩa của phân tích kết quả kinh doanh

- Là công cục quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp.

- Là cơ sở quan trộng để đưa ra các quyết định kinh doanh.

- Biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.

- Phân tích giúp dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh.

2.6.3. Phương pháp phân tích và công thức tính toán

Phương pháp tính toán: Sử dụng phương pháp so sánh. Công thức tính toán

Biến động doanh thu = DT năm nay - DT năm trước

DT năm trước * 100

Biến động chi phí = CP năm nay - CP năm trước

CP năm trước * 100

Biến động lợi nhuận = CP năm nay - CP năm trước

CP năm trước * 100

Chi phí/1.000đ doanh thu = Tổng chi phí

Tổng doanh thu * 1000

Lãi/1.000đ chi phí = Tổng lợi nhuận

Tổng chi phí * 1000

Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu = Tổng lợi nhuận

47 Tỷ suất Chi phí/Doanh thu = Tổng chi phí

48

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Ở chương này, đã đưa ra một cách tổng quát về cơ sở lý luận liên quan đến các hoạt động trong kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của hệ thống chuẩn mực Kế toán và các thông tư hiện hành.

Nhằm nắm rõ hơn về công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, và lảm rõ một cách chi tiết về việc phản ánh một số tài khoản, chứng từ, sổ sách và phương pháp hạch toán các khoản doanh thu, chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chương tiếp theo sẽ làm rõ các vấn đề này.

49

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP ĐT&PT

THIÊN NAM 3.1 Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ tại công ty 3.1.1. Mặt hàng kinh doanh

Công ty CP ĐT&PT THIÊN NAM đã và đang tiến hành hoạt động kinh doanh các mặt hàng sau:

- Mua bán các sản phẩm, vật tư và nguyên vật liệu từ các công ty, tổng công ty ở tỉnh Bình Dương, TP. HCM, tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khác.

- Kinh doanh các mặt hàng về sợi trong ngành công nghiệp dệt may.

Bên cạnh đó, Thiên Nam còn kinh doanh trong các lĩnh vực như : May công nghiệp, mua bán hàng may mặc, bông vải, hoá chất, thuốc nhuộm ngành dệt may; Mua bán cho thuê máy móc thiết bị, vật tư ngành dệt sợi, may mặc. Mua bán thiết bị, vật tư phụ tùng ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp. Đại lý kí gửi hàng hoá. Các mặt hàng được mã hoá một cách rõ ràng, chính xác nhằm thuận lợi cho việc quản lý và theo dõi. Sau đây là bảng trích một số mặt hàng mà công ty kinh doanh:

Một số sản phẩm của Công Ty Thiên Nam: - Sợi TR: (65% xơ Polyester + 35% xơ Viscose)

Thành phần chủ yếu của sợi TR là polyester nên loại sỡi này có đặc điểm như sau: Chịu là phẳng, giặt mau sạch, nhanh khô và vải có độ bền cao.

Có thành phần xơ Viscose nên có độ hút ẩm cao và tạo độ mềm mại cho vải.

- Sợi TC: (65% xơ Polyester + 35 % Cotton)

Sợi TC có các đặc tính của cả cotton và Polyester: Thấm mồ hôi, phù hợp với việc tiếp xúc với cơ thể.

Chịu là phẳng, giặt mau sạch, nhanh khô và vải có độ bền cao

- Sợi CVC: (60% Cotton + 40% xơ Polyester)

Thành phần chủ yếu là cotton nên có hầu hết các đặc tính của cotton như thấm mồ hôi và dễ chịu khi tiếp xúc với cơ thể người,

50

- Sợi CM: (100% Cotton)

Đặc tính của Cotton là hút ẩm tốt, dễ chịu khi tiếp xúc với da người. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là nhanh nhàu và đô bền kém.

Loại sợi này thường được dùng để dệt các loại vải may sơ mi, quần tây và đồ lót.

3.1.2. Phương thức tiêu thụ và thanh toán:

a. Phương thức tiêu thụ

Công ty Cổ Phần Thiên Nam tổ chức bán hàng cho khách hàng theo các phương thức: Bán buôn, bán lẻ và bán thông qua các đại lý.

❖Bán buôn:

Công ty thường bán buôn cho các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, các cơ quan, tổ chức. Căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế đã ký kết, bên mua cử đại diện đến nhận hàng tại kho, quầy, các cửa hàng của Công ty (hoặc) Công ty vận chuyển hàng đến địa điểm nào đó theo thoả thuận trong hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện bán buôn hàng hoá, Công ty đã thực hiện các chính sách chiết khấu đối với khách hàng. Tỷ lệ chiết khấu do phòng kinh doanh quy định đối với từng loại mặt hàng và trong từng điều kiện cụ thể.

Phương thức này đảm bảo tính chủ động cho Công ty và lợi ích của hai bên mua bán. Đây là hình thức phổ biến và cũng là một phần trong chiến lược kinh doanh của Công ty. Phương thức bán buôn giúp cho Công ty bán hàng hoá trên một địa bàn rộng và khối lượng lớn, từ đó có thể tiêu thụ hàng hoá trong thời gian ngắn, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản, hao hụt và giảm bớt rủi ro.

❖ Bán lẻ:

Theo phương thức này, hàng hoá được bán tại các kho, quầy, cửa hàng của Công ty. Khi bán theo phương thức này Công ty thường thu tiền trực tiếp. Thông thường số lượng bán một lần ít và rời rạc nên Công ty không lập chứng từ cho mỗi lần bán và không ghi sổ kế toán sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thay vì đó sau một nghiệp vụ bán hàng, nhân viên ghi vào bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ. Sau 3 - 5 ngày nhân viên bán hàng gửi bảng kê cùng chứng từ gốc về phòng kế toán và nộp tiền cho thủ quỹ.

51 Hàng hòa được gửi bán ở một số đại lý ở các tỉnh khác. Số hàng hóa bán ra được ghi vào sổ “ giao nhận và thanh toán ”. Cuối tháng đại lý gửi tiền về cho phòng kế toán. Khi đó kế toán viết phiếu thu và hóa đơn GTGT

b. Phương thức thanh toán:

Để có thể nhanh chóng thu hồi được vốn kinh doanh, mở rộng phạm vi hoạt động và tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Ban Giám đốc Công ty và phòng kinh doanh đã căn cứ vào nhiều yếu tố để đưa ra các phương thức thanh toán khác nhau tuỳ theo từng đối tượng khách hàng. Hiện nay Công ty đang áp dụng các phương thức thanh toán sau:

- Phương thức thanh toán trực tiếp: Theo phương thức này, người mua thanh toán trực tiếp cho Công ty tại phòng kế toán. Khách hàng có thể trả ngay bằng tiền mặt hoặc thanh toán trả chậm. Hình thức thanh toán trả chậm được Công ty áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ làm ăn lâu năm và uy tín với Công ty. Nếu như quá hạn thanh toán thì Công ty áp dụng tính lãi suất 1%/tháng trên giá trị phần nợ đó.

- Phương thức thanh toán bằng chuyển khoản: Phương pháp này được Công ty áp dụng đối với các khách hàng có uy tín và hợp tác lâu dài với Công ty. Phương thức thanh toán này giúp Công ty tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn, tiện lợi..

3.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.2.1. Nội dung 3.2.1. Nội dung

Khái niệm

Theo chuẩn mực số 14 ban hành ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính:

“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.

DOANH

THU =

SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA, SẢN PHẨM

52 Điều kiện ghi nhận doanh thu

Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn cả 5 điều kiện sau:

1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho người mua.

2. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát hàng hoá. 3. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

4. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng. 5. Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng.

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Ý nghĩa : Quá trình bán hàng là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ…Trong đó doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, còn khách hàng phải trả cho doanh nghiệp khoản tiền tương ứng. Thời điểm xác định doanh thu tùy thuộc vào từng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền bán hàng

3.2.2. Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT

▪ Liên 1: lưu tại phòng kế toán

▪ Liên 2: giao cho khách hàng

▪ Liên 3: lưu tại phòng kế toán làm căn cứ hạch toán doanh thu - Hợp đồng cung cấp dịch vụ

- Chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo ngân hàng,…

3.2.3. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán doanh thu bán hàng tại Công ty Thiên Nam, kế toán sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng”, bao gồm:

- TK 5111 Bán hàng hoá - TK 5112 Bán sản phẩm

53

3.2.4. Quy trình và phương pháp hoạch toán:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận tại thời điểm xuất hàng giao vã đã thu được tiền hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán

Đối với bán hàng trả tiền ngay:

- Cắn cứ vào hợp đồng kinh tế, kế toán lập hóa đơn GTGT, lập phiếu thu, sau đó nhập các nghiệp vụ vào sổ Nhật ký chung, sổ quỹ tiền mặt,… Sau do tiền hành lập sổ cái cho TK 511

- Nếu khách hàng trả tiền qua Ngân hàng thì công ty sẽ hạch toán qua tài khoản 131 “ Phải thu khách hàng ”, khi nhận được giấy báo có của Ngân hàng thì công ty mới hạch toán sang tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng”.

Đối với bán hàng nhưng khách hàng chưa thanh toán:

- Kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế, lập hóa đơn GTGT sau đó hạch toán vào sổ Nhật ký chung, sổ doanh thu, sổ tài khoản 511 và sổ chi tiết tài khoản 131

Cuối tháng, kế toán căn cứ vào sở tài khoản 511 để xác định tổng doanh thu từ bán hàng và thành phẩm phát sinh trong kỳ và kết chuển qua tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.

3.2.5. Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh

Nghiệp vụ 1: căn cứ vào hóa đơn GTGT số 00006 (phụ lục 01) ngày 02/07/2018, xuất bán 50 cuộn sợi CVC (mã CVC 30/1) đơn giá 66.000đ/cuộn và 100 cuộn sợi CM (mã CM 32/1) đơn giá 78.000đ/cuộn cho công ty TNHH Lâm Tùng Phát. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi nhận

Nợ TK 111: 12.210.000 đồng

Có TK 5111: 11.100.000 đồng Có TK 3331: 1.110.000 đồng

Nghiệp vụ 2: Theo hóa đơn GTGT số 000846 (Phụ Lục 02),ngày 05/07/2018, xuất bán lô hàng 120 cuộn sợi cotton CM (mã CM 20/1) đơn giá 61.000đ/cuộn cho công ty TNHH May Mặc Nhật Tiến Phát. Khách hàng chưa thánh toàn tiền hàng. Kế toán ghi nhận:

Nợ TK 131: 8.052.000 đồng

54 Có TK 3331: 732.000 đồng

Nghiệp vụ 3: Ngày 30/09/2018, kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng quý III sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán hạch toán:

Nợ TK 511: 21.519.974.694 đồng Có TK 911: 21.519.974.694 đồng

3.2.6. Sổ sách kế toán:

Kế toán mở sổ cái tài khoản 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để theo dõi doanh thu bán hàng của doanh nghiệp vào quý III năm 2018 (phụ lục 03)

3.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty CP Thiên Nam bao gồm: - Chiết khấu thương mại

- Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại

Với chính sách bán hàng cởi mở, khuyến khích khách hàng và tạo sự tín nhiệm, công ty cho phép khách hàng kiến nghị về chất lượng sản phẩm, thành phẩm của mình và giảm tiền hàng cho khách hàng nếu sản phẩm không đạt chất lượng đề ra. Tuy vậy, trong những năm gần đây, trường hợp hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán rất ít, thậm chí không có, vì sản phẩm của công ty đạt chất lượng ISO 9001:2000 và 9001:2008. Ngoài ra, có các bao bì phụ kiện đi kèm từng đơn đặt hàng nên sản phẩm đã được bảo đảm an toàn, chất lượng tốt nhất. Trong quý III năm 2018, công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu nào.

Trường hợp chiết khấu thương mại bên công ty là không có vì sản phẩm của công ty khi cung ứng ra thị trường chủ yếu là các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế và các khách hàng lâu năm.

3.4. Kế toán giá vốn hàng bán 3.4.1. Nội dụng 3.4.1. Nội dụng

Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ -đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành vàđãđược xácđịnh là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

55 Các phương pháp tính giá xuất kho:

- Giá thực tế đích danh - Giá bình quân gia quyền

- Giá nhập trước xuất trước (FIFO)

Hiện nay Công ty CP Thiên Nam đang áp dụng phương pháp Nhập trước –

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thiên nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)