Nhận xét và doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thiên nam (Trang 97 - 107)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng doanh thu (Đồng) 69,115,979,969 65,143,754,249 66,846,006,571 Tổng chi phí (Đồng) 68,762,356,099 64,459,765,492 66,909,830,631 Tổng lợi nhuận (Đồng) 353,623,870 683,988,757 (63,824,060) Chi phí/1.000đ doanh thu 995 990 1,001 Lãi/1.000đ chi phí 5.14 10.61 (0.95) Tỷ suất

Lợi nhuận/Doanh Thu 0.51 1.05 (0.10)

Tỷ suất

Tổng chi phí/Tổng

doanh thu 99.49 98.95 100.10

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận giai đoạn 2016 – 2018

77 Qua bảng 3.3 ta thấy cả 2 năm 2016 và 2017, công ty CP Thiên Nam đều kinh doanh có lãi, tuy nhiên vào năm 2018 công ty bị thua lỗ. Để có nhận xét chính xác về hiệu quả kinh doanh của công ty ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu: chi phí trên 1.000đ doanh thu, lãi trên 1.000đ chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

3.13.2.1. Biến động doanh thu

Đơn vị tính: Đồng

Bảng 3.4: Tình hình doanh thu giai đoạn từ năm 2016 – 2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh lệch Chênh lệch Số tiền % Số tiền % DT bán hàng 69,065,796,353 65,092,396,746 66,789,695,665 (3,973,399,607) (5.75) 1,697,298,919 2.61 DT HĐTC 30,530,001 25,698,495 28,685,362 (4,831,506) (15.83) 2,986,867 11.62 DT khác 19,653,615 25,659,008 27,625,544 6,005,393 30.56 1,966,536 7.66

78

Biểu đồ 3.1: Sự biến động của doanh thu giai đoạn năm 2016 – 2018

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Khoản mục này chiếm tỷ trọng cao

nhất trong tổng doanh thu, đây cũng là điều dễ hiểu vì công ty CP ĐT&PT Thiên Nam chuyên sản xuất và buôn bán các mặt hàng sợi, vải dệt thoi và hoản thiện sản phẩm dệt là chính. Qua biểu đồ 3.1 ta có thể thấy rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty CP Thiên Nam giảm mạnh từ năm 2016 đến năm 2017 và tăng mạnh từ năm 2017 đến năm 2018. Cụ thể, vào năm 2017 doanh thu bán hàng giảm 3,973,399,607 đồng tương ứng với giảm 5,75%. Tuy nhiên năm 2018 doanh thu bán hàng lại tăng mạnh 1,697,298,919đồng tương ứng với tăng 2,61%. Lý do doanh thu bán lại tăng mạnh vào năm 2018 là vì hàng bán bị trả lại trong giai đoạn này không có. Nguyên nhân dẫn đến việc doanh thu bán hàng hàng giảm mạnh vào năm 2017 là vì hàng bán bị trả lại vào giai đoạn này khá cao cùng với sự canh

0 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 70,000,000,000 2016 2017 2018 DT bán hàng DT HĐTC DT Khác

79 tranh của những thương hiệu, công ty, nhãn hàng trong cùng ngành nghề mới thành lập trên thị trường.

Doanh thu hoạt động tài chính: Chủ yếu phát sinh từ lãi tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu. Tuy doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu doanh thu nhưng ta có thể thấy doanh thu hoạt động này tăng giảm không đều qua các giai đoạn mặc dù chênh lệch là không đáng kể.

Thu nhập khác: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Như vậy thu nhập khác trong năm 2017 thấp là do không thu được các khoản thanh lý TSCĐ, các khoản phải thu khác. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn 2 năm kế tiếp; 2017 và 2018 thì thu nhập khác lại tăng đều là do hoạt động nhượng bán vật tư, phế liệu, xử lý vật tư kiểm kê thừa, thanh lý tài sản cố định.

Để thấy rõ được xu hướng của biến động doanh thu, ta sẽ dùng biểu đồ để biểu diễn chỉ tiêu chi phí/1.000đ doanh thu:

Biểu đồ 3.2: Chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu

984 986 988 990 992 994 996 998 1000 1002 2016 2017 2018 995 990 1,001

80 Từ biểu đồ 3.2 ta thấy, năm 2016 để tạo ra 1.000 đồng doanh thu thì công ty cần bỏ ra 995 đồng chi phí, đến năm 2017 giảm xuống còn 990 đồng, nhưng đến năm 2018 thì cần bỏ ra đến 1001 đồng chi phí thì mới thu được 1000 đồng doanh thu, nghĩa là so với năm 2017 công ty đã bỏ phí 11 đồng tính trên 1000 đồng doanh thu, Như vậy, có thể nói, hiệu quả kinh doanh của năm 2018 chưa đạt kết quả tốt hơn so với năm 2017.

3.13.2.2. Biến động chi phí Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh lệch Chênh lệch Số tiền % Số tiền % GVHB 67,569,658,353 63,068,469,625 65,696,963,555 (4,501,188,728) (6.66) 2,628,493,930 4.17 CPTC 25,696,444 65,969,452 66,594,722 40,273,008 156.73 625,270 0.95 CPBH 659,425,696 746,259,684 652,415,364 86,833,988 13.17 (93,844,320) (12.58) CPQLDN 496,876,952 560,969,843 463,578,792 64,092,891 12.90 (97,391,051) (17.36) CP KHÁC 10,698,654 18,096,888 30,278,198 7,398,234 69.15 12,181,310 67.31 CP THUẾ TNDN 70,724,774 136,797,751 - 66,072,977 93.42 (136,797,751) (100.00)

81

Biểu đồ 3.3: Sự biến động của chi phí giai đoạn 2016 - 2018

Giá vốn hàng bán: Năm 2017, giá vốn hàng bán giảm 4,501,188,728 đồng ứng

với mức giảm 6,66% so với năm 2016. Tuy nhiên, sang đến năm 2018 giá vốn hàng bán lại tăng 4,14% tương ứng tăng 2,628,493,930 đồng. Giá vốn hàng bán năm 2017 giảm so với năm 2016 có ý nghĩa là công ty đã rất lỗ lực trong việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, có thể nói đây là thành công của công ty trong điều kiện giá thành của nguyên vật liệu đang tăng. Nhưng sang đến năm 2018, giá vốn hàng bán lại tăng cho thấy công ty đã thất bại trong việc duy trì chi phí nguyên vật liệu ở mức thấp nhất.

Chi phí tài chính: Năm 2017, chi phí tài chính tăng mạnh 40,273,008 đồng ứng với mức tăng 156,73%. Sang đến năm 2018, chi phí tài chính lại tiếp tục tăng 625,270 đồng ứng với mức tăng 0,95%. Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là các khoản trả lãi vay ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn vay vào việc mua

0 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 70,000,000,000 GVHB CPTC CPBH CPQLDN CP KHÁC CP THUẾ TNDN 2016 2017 2018

82 hàng hóa và nguyên vật liệu và việc mở rộng thị trường kinh doanh. Nguyên nhân chi phí tài chính tăng mạnh trong 2 năm 2017 và 2018 là do công ty muốn mở rộng thị trường sang nhiều tỉnh thành khác ở miền Bắc và miềng Trung cùng với sự đầu tư mạnh trong việc cải tiến công nghệ, máy móc và trang thiết bị của công ty.

Chi phí bán hàng: Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu chi phí. Năm 2017, chi phí bán hàng tăng 86,833,988 đồng so với năm 2016 ứng với mức tăng 13,17%. Tuy nhiên đến năm 2018, chi phí này lại giảm 12,58% ứng với mức giảm 93,844,320 đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng chịu ảnh hưởng của sự tăng lên giá cả trên thị trường, làm các chi phí như chi phí nhân viên, chi phí vận chuyển, chi phí vật liệu bao bì đóng gói, chi phí các vật liệu mua ngoài đều tăng cao. Chi phí bán hàng năm 2017 tăng do công ty phát sinh khá nhiều khoản chi phí tiếp thị, quảng cáo,… nhằm tăng lợi nhuận công ty. Mặt khác, những năm gần đây công ty đẩu mạnh hoạt động sản xuất tiêu thụ nên thực hiện tuyên truyền, quảng cáo mạnh mẽ. Hơn nữa, lương phải trả cho nhân viên bán hàng tăng theo xu hướng của thị trường lao động, chính vì thế chi phí bán hàng năm 2017 cao hơn so với năm 2016. Tuy nhiên, nhận thấy được sự tăng cao của chi phí này nên sang đến năm 2018, công ty đã thực hiện được việc tiết kiệm tối đa chi phí nên chi phí năm 2018 cóphần giảm hơn so với năm 2017.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong cơ cấu chi phí.

Năm 2017, chi phí này tăng 12,9% so với năm 2016 ứng với mức tăng 64,092,891 đồng. Tuy nhiên sang đến năm 2018, chi phí này giảm mạnh 17,36% ứng với mức giảm 97,391,051 đồng. Sở dĩ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh vào năm 2017 là vì công ty đang thực hiện chiến lược mở rộng thị trường sang các tỉnh miền Bắc và miền Trung cũng như lượng khách hàng, đối tác kinh doanh tìm đến tìm hiểu và hợp tác với công ty ngày càng nhiều nên các khoản chi phí công tác, chi phí tiếp khách tăng cao. Ngoài ra, trong năm 2017 công ty đã trang bị thêm một số trang thiết bị, công cụ dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác quản lý, điều này đẩy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh.

83 • Chi phí khác: Năm 2017, chi phí khác tăng 7,398,234 đồng ứng với mức tăng

69,15% so với năm 2016. Năm 2018, chi phí khác vẫn tiếp tục tăng 67,31% tương ứng 12,181,310 đồng. Vì tỷ trọng của chi phí khác khá thấp so với tổng cơ cầu chi phí nên mức độ tăng giảm của chi phí khác không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Chi phí thuế TNDN: Năm 2017, công ty CP Thiên Nam kinh doanh có lãi nên

chi phí thuế TNDN tăng 93.42 % so với năm 2016 ứng với mức tăng 66,072,977 đồng. Tuy nhiên, năm 2018 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nên không đóng thuế TNDN.

Để thấy rõ được xu hướng của sự biến động chi phí, ta sẽ dùng biểu đồ để biểu diễn chỉ tiêu Lãi/1.000đ chi phí

Biểu đồ 3.4: Chỉ tiêu lãi trên 1.000 đồng chi phí

Hai năm 2016 và 2017 lợi nhuận đều dương, tuy nhiên đến năm 2018 lợi nhuận âm. Cụ thể năm 2017 là năm có tỷ suất lãi/1.000đ chi phí ao nhất,cụ thể là cứ 1.000đ chi phí bỏ ra, công ty sẽ thu về được 10,61 đồng lợi nhuận, có tna8g so với năm 2016 là 5,14 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1.000đ chi phí. Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ trong năm 2016 và 2017 công ty đã nỗ lực phát triển rất nhiều. Tuy nhiên, năm 2018 là một năm đáng chú ý khi công ty bỏ ra 1.000đ chi phí thì bị lỗ 0.95

5.14 10.61 -0.95 (2.00) 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 2016 2017 2018 Lãi/1.000đ chi phí Lãi/1.000đ chi phí

84 đồng. Công ty cần xem xét tìm ra các nguyên nhân chính yếu gây nên sự suy giảm như trên

3.13.2.3. Biến động lợi nhuận

Để thấy rõ được xu hướng biến động của lợi nhuận, ta sẽ dùng biểu đồ để biểu diễn chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì càng tốt. Trong năm 2016 chỉ tiêu này đạt 0,51 tức là cứ tăng 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng 0,51 đồng. Và trong năm 2017, việc tăng 100 đồng doanh thu sẽ làm tăng 1,05 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đáng chú ý là năm 2018, việc tăng 100 đồng doanh thu sẽ làm giảm 0,1 đồng lợi nhuận.

Tóm lại, năm 2018 là một năm đáng lo ngại khi tỷ suất chi phí trên doanh thu tăng lên 100,10%, tăng 1.15% so với năm 2017.

0.51 1.05 -0.1 -0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 2016 2017 2018

Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu

85

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua chương 3, đã tóm tắt về khái niệm, phương pháp hạch toán, tài khoản, chứng từ và sổ sách sử dụng và một số các nghiệp vụ phát sinh minh họa tại công ty CP đầu tư và phát triển Thiên Nam quý III năm 2018.

Bên cạnh những ưu điểm vốn có thì công ty cũng vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Để tìm hiểu kỹ hơn về những ưu điểm, hạn chế của công ty cũng như em sẽ đưa ra một số kiến nghị để giảm thiểu những mặt hạn chế. Mời độc giả sang chương

86

CHƯƠNG 4:

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP ĐT&PT

THIÊN NAM

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thiên nam (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)