Giới thiệu mô hình Z-Score

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương – thừa thiên huế (Trang 28 - 31)

6. Kết cấu của bài khóa luận

1.3. Giới thiệu mô hình Z-Score

Chỉ số Z được xây dựng bởi Altman, dựa vào nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. ChỉsốZ là công cụ được cảhai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như Mexico, Indian,...

X1 = Vốn luân chuyển/Tổng tài sản (WC/TA)

Trong đó: Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn–nợngắn hạn

Những khoản thua lỗtrong hoạt động kinh doanh sẽlàm giảm chỉsốX1.

X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (RE/TA)

Tỷsố này đo lường lợi nhuận giữlại tích lũy qua thời gian.

Sự trưởng thành của một công ty được đánh giá qua chỉsốnày. Các công ty mới thành lập thường có tỷsốnày thấp vì chưa có thời gian đểtích lũy lợi nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.

X3 = EBIT/Tổng tài sản (EBIT/TA)

Trong đó: EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Altman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất lợi nhuận .

X4 = Giá thị trường của vốn cổ phần/Giá sổ sách của nợ (MVE/BVL)

Trong đó: Nợ= Nợngắn hạn + Nợdài hạn

Vốn cổphần = cổphần thường + cổphần ưu đãi

Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đãđược sửa đổi của một trong các biến được Fisher sửdụng khi nghiên cứu tỷsuất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷsốnày thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao,

Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổphần.

X5 = Tổng doanh thu/Tổng tài sản (S/TA)

tranh của các đối thủkhác.

Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hìnhđược nâng cao.

X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau.

Từmột chỉ số Z ban đầu Altman phát triển thêm Z© và Z” đểcó thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp:

* Đối với doanh nghiệp đã cổphần hóa, ngành sản xuất:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5

- Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. - Nếu 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

- Nếu Z < 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

* Đối với doanh nghiệp chưa cổphần hóa, ngành sản xuất:

Z© = 0,717X1 + 0,84X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5

- Nếu Z© > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. - Nếu 1,23 < Z© < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thểcó nguycơ phá sản.

- Nếu Z© < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

* Đối với các doanh nghiệp khác:

Chỉ số Z” dưới đây có thể sử dụng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sựkhác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.

Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

- Nếu 1,1< Z” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

- Nếu Z” < 1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman đã nghiên cứu trên 700 công ty đểcho ra chỉsố Z” điều chỉnh:

Z” điều chỉnh = 3,25 + Z” = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 Z” điều chỉnh này nhằm tăng vùngcảnh báo nguy cơ vởnợcủa doanh nghiệp. Hằng số3,25 nhằm đánh giá rủi ro tín dụng sát với thực tế hơn.

Chỉ số Z càng cao thì nguy cơ vởnợ cua người vay càng thấp. Để tăng cường chỉ số này đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản trị, tiết kiệm chi phí, xây dựng thương hiệu. Đó là sựkết hợp giữa các yếu tố tài chính và phi tài chính để đánh giá mức độ an toàn.

* Ưu điểm: Đã kết hợp được các chỉ sốtài chính trong một hàm sốchấm điểm Z- Score để xác định nguy cơ phá sản của doanh nghiệp

* Nhược điểm: Nó được áp dụng chung cho tất cả các ngành nghề kinh doanh trong khi mỗi ngành khác nhau sẽ có đặc điểm về chỉ số tài chính khác nhau. Tuy nhiên, mô hình này ngày càng được sửdụng rộng rãi trên thế giới. Mô hình này có thể áp dụng đượcở Việt Nam vì các chỉ số tài chính được sửdụng để tính toán có thể xác định dựa trên cơ sởsốliệu từcác báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương – thừa thiên huế (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)