Những nghiên cứu trước đây về mô hình Z-Score

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương – thừa thiên huế (Trang 31)

6. Kết cấu của bài khóa luận

1.4. Những nghiên cứu trước đây về mô hình Z-Score

Trên thếgiới chỉ số Altman©s Z – score đãđược áp dụng trong nhiều năm và nhiều quốc gia khác nhau như năm 1968 cho các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ, sau đó giáo sư Altman còn áp dụng Z-score trong nghiên cứu của mình năm 1983, 1998 và 2000. Kết quả cho thấy chỉ số Z-score đã dựbáo chính xác tới khoảng 95% doanh nghiệp bị phá sản trong năm kết tiếp và 72% doanh nghiệp bịphá sản trong 2 năm sau đó.

Số năm trước khi phá sản Sốcông ty bịphá sản thật (dự đoán đúng) Sốcông ty không phá sản (dựbáo sai) Phần trăm dựbáo đúng 1 31 2 95 2 23 9 72 3 14 15 48 4 8 20 29 5 9 16 36 Nguồn: Altman - 2000

Những năm sau đó các tác giả Goudie và Meeks tiếp tục sử dụng Z-score để nghiên cứu khả năng phá sản của doanh nghiệp trong các nghiên cứu được công bố năm 2000 và 2002, tất cả đều cho thấy chỉ số Z-score phản ảnh tốt khả năng phá sản của doanh nghiệp. Giai đoạn sau này có rất nhiều nghiên cứu khác nhau sử dụng chỉ tiêu Z-score của Altman.

Tiêu biểu như nghiên cứu mới đây nhất của giáo sư Tomasz Korol sử dụng chỉ tiêu Z-score để đánh giá rủi ro của doanh nghiệp dẫn đến phá sản của các doanh nghiệp châu Âu và MỹLatinh (Tomasz, 2013).

Hai tác giảLeonardo và Jaime (2003) cũng đãứng dụng chỉ sốZ-score của Altman để đo lường và dựbáo khả năng phá sản của các doanh nghiệp sản xuất ở Ý. Kết quả cũng có chung kết luận: chỉ sốZ-score có khả năng dựbáo rất tốt khả năng phá sản của các doanh nghiệp tại Ý rất tốt.

Theo Wu và Gray (2010) từ khi ra đời năm 1968, Altman Z – score là mô hình được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất để đo lường, dựbáo rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Cũng theo Wu và Gray thì gần đâycó những nhà nghiên cứu khác cốgắng đưa thêm các mô hình phát triển dựa trên mô hình của Altman như Shumway (2001) đểdự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp, tuy nhiên kết quả là chưa thực sựhoàn thiện.

Kyung và Yong (2002) thì áp dụng mô hình Altman©s score và một số mô hình khác để dựbáo khả năng phá sản của các tổ chức tài chính tại Hàn Quốc (có thêm một

số biến khác ngoài 5 biến chính của Altman) cũng cho kết quảdự báo khảquan. Hay Ming và Peter (2010) cũng ứng dụng chỉ số Altman Z – score và kết hợp với phương pháp dựbáo của Merton (1974) đểdựbáo khả năng phá sản của doanh nghiệp.

Trong khi đó Alexander và Claudia (2007) thì kết hợp cả phương pháp Altman Z – score, Merton và mô hình của Black – Scholes để dựbáo khả năng phá sản của doanh nghiệp. Khảo cứu cho thấy chỉ số Z-score có khả năng áp dụng và dựbáo tốt khả năng phá sản của các doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phát hiện sớm khả năng phá sản, cũng như giúp các đối tượng khác (trong đó có NHTM) có khả năng đưa ra các phảnứng kịp thời với tình hình thị trường và rủi ro tại doanh nghiệp.

Như vậy, nếu NHTM có thể ứng dụng chỉ sốZ – score để đánh giá rủi ro tín dụng tại doanh nghiệp sẽ giúp cho NHTM có được dựbáo sớm về rủi ro phá sản của doanh nghiệp, cũng chính là rủi ro tín dụng của NHTM. Do đó Z- score là công cụbổtrợhữu ích cho NHTM trong xác định và dự báo và theo dõi rủi ro tín dụng của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của mình.

KT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, khóa luận đã trình bày tổng quan và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về XHTD bao gồm: khái niệm XHTD, sự ra đời của XHTD, đối tượng của XHTD, vai trò của XHTD, nguyên tắc XHTD, quy trình XHTD. Khóa luận cũng đã giới thiệu mô hình xếp hạng tín dụng của một sốtổchức XHTD quốc tếvà trình bày sơ lược về mô hình Z-Score. Những nội dụng lý luận này sẽ là cơ sở lý thuyết để vận dụng vào việc ứng dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribankở chương 2.

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH BẮC SÔNG HƯƠNG –THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Tổng quan vềngân hàng NN & PTNT Việt Nam, chi nhánh Bắc sông Hương, Thừa Thiên Huế

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam Nam

- Tên chính thức: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Tên quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development.

- Tên giao dịch: Agribank.

- Trụsởchính: Số2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP Hà Nội. -Điện thoại: + 84 (4) 37 724 621.

- Fax: + 84 (4) 38 313 717.

- Mã sốthuế: 0100686174 (Đăng ký & quản lý bởi Cục ThuếThành phốHà Nội). - Ngành nghềchính: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản

- Trang web: http://www.agribank.com.vn/

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam triển Nông thôn Việt Nam

-Agribank được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo nghị định số53-HĐBT. Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đócũng là tên gọi chính thức cho đến bây giờ.

- Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam cảvề vốn, tài sản, mạng lưới hơn 2.400 chi nhánh trong và ngoài nước, đội ngủ cán bộ, nhân viên gần 42.000 người.

- Với vị thếlà ngân hàng 100% vốnNhà nước, Agribank luôn tiên phong đi đầu thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao chỉ đạo của NHNN. Agribank khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong việc phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ổn định kinh tế vĩ mô, tích cực hoạt động vì cộng đồng, triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội, từthiện, chung tay cùng cộng đồng giảm nghèo bền vững. - Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Năm 2003, Agribank triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại tất cả các chi nhánh. Với hệ thống IPCAS đã hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

- Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tếdiễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan phát triển Pháp...tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 117 dựán với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷUSD.

- Với vị thế là Ngân hàng thương mại - Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã đang không ngừng nổ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.

2.1.3 Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT Bắc sông Hương ngân hàngAgribank Agribank

2.1.3.1. Sựhình thành và phát triển

- Ngân hàng No & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương – Thừa Thiên Huế ra đời năm 1992 tiền thân là cửa hàng kinh doanh tổng hợp trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ngày 31/06/1995 tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam đã ký kết quyết định cửa hàng kinh doanh tổng hợp thành NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương – Thừa Thiên Huế, đến ngày 15/10/2006 được đổi tên thành NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương đóng tại 139 Trần Hưng Đạo trung tâm thành phốHuế, nay là Chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ngân hàng No & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương đóng trên địa bàn thành phố, đây là trung tâm giao lưu hàng hóa và phát triển của tỉnh. Chi nhánh hoạt động chủyếu phía Bắc của thành phố Huế phục vụ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đời sống, đồng thời đảm nhận phục vụvốn đầu tư các thành phần kinh tếphát triển.

- Trong thời gian qua, hoạt động của chi nhánh đã phát triển lớn mạnh vềnhiều mặt, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng và đã mởra nhiều hình thức huy động, cho vay phong phú, đa dạng với nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau nhằm đáp ứng phục vụvốn nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng tốt.

2.1.3.2. Cơ cấu tổchức hoạt động

- Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương được xây dựng theo mô hình phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chứ c quả n lý tạ i Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Bắ c Sông Hư ơ ng- Thừ a Thiên Huế

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Ngân hàng Agribank – CN TT Huế)

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤTRÁCH KẾTOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤTRÁCH KINH DOANH PHÒNGKẾTOÁN - NGÂN QUỸ- HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH TỔ KẾ TOÁN TỔ NGÂN QUỸ TỔ HÀNH CHÍNH

2.1.3.3. Chứ c năng, nhiệ m vụ củ a từ ng bộ phậ n

Ban giám đốc:

Là bộphận có trách nhiệm chính trong việc tổchức, triển khai, quản lí, điều hành và giám sát mọi mặt hoạt động của toàn chi nhánh để đạt kết quảvềkếhoạch tài chính và đảm bảoổn định hoạt động, bảo vệ uy tín, thương hiệu Ngân hàng.

Giám đốc là người tổ chức, xây dựng, phân bổ, giám sát tiến độ và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao đến từng phòng, bộ phận, các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Phó giám đốc là người có trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh vàcác đơnvịtrực thuộc.

Phòng kinh doanh

Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ra nước ngoài.

Bộ phận kinh doanh ngoại hối: Thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên NH, hỗ trợ bộ phận bán sản phẩm ngoại hối, kiểm soát rủi ro ngoại hối.

Bộ phận quan hệ khách hàng: Xây dựng chính sách bán hàng, lập mục tiêu, kế hoạch bán hàng, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới, phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Phòng kếtoán và quỹ

Bộ phận kế toán: Phụ trách các giao dịch với ngân hàng: lập dự án, hồ sơ vay, tăng hạn mức tín dụng…; Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán, thu chi theo yêu cầu của KH, hạch toán chuyển khoản giữa NH với KH, làm dịch vụ thanh toán khác. Tiếp nhận chứng từ từbộ phận xửlý giao dịch để lưu trữ số liệu làm cơ sở cho hoạt động của NH. Lập kếhoạch thanh toán hàng tuần, báo cáo cấp trên kịp thời các trường hợp ngân quỹcó khả năng không đủ đáp ứng các khoản chi trả…

Bộphận xửlý giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc chuyển tiền, thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từphát sinh, phát hiện và ngăn chặn tiền giả, bảo quản tiền mặt, giấy tờcó giá, hồ sơ tàisản thếchấp.

Bộ phận hành chính: Nhận và phân phối, phát hành lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm quản lý, văn phòng phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch hành chính và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc sông Hương –Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 đến 2018 Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 đến 2018

2.2.1. Tình hình huyđộng vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank, Chi nhánh Bắc Sông Hương – Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: Triệu đồng Huy động vốn Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị (+/-) % (+/-) Giá trị (+/-) % (+/-) 1. Theo thời hạn 581.767 676.250 716.683 94.483 16,24% 40.433 5,98%

Tiền gửi không kỳhạn 25.335 36.397 38.937 11.062 43,66% 2.540 6,98% Tiền gởi có kỳhạn dưới 12 tháng 298.505 294.142 289.903 -4.363 -1,46% -4.239 -1,44% Tiền gởi có kỳhạn từ12 tháng trởlên 257.927 345.711 387.843 87.784 34,03% 42.132 12,19% 2. Theo loại khách hàng 581.767 676.250 716.683 94.483 16,24% 40.433 5,98%

Dân cư 573.356 669.452 693.125 96.096 16,76% 23.673 3,54% Tổchức kinh tế 8.271 6.716 9.470 -1.555 -18,80% 2.754 41,01%

Định chếtài chính 3 4 57 1 33,33% 53 1325%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank 2016, 2017, 2018

Tổng nguồn vốn huy động được tăng qua các năm, đến năm 2018 thì tổng vốn huy động được là 716.683 triệu đồng tăng 5,98% so với năm 2017 tức tăng 40.433 triệu đồng. Lượng vốn huy động dồi dào này đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụcủa các tổchức kinh tế và người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

* Phân theo loại khách hàng: nguồn vốn của ngân hàng bao gồm các nguồn chính sau:

- Tiền gửi dân cư: đến năm 2018 thì nguồn vốn huy động từtiền gửi dân cư tăng lên đến 693.125 triệu đồng nghĩa là tăng 3,54% so với năm 2017. Qua các năm thì nguồn vốn này liên tục tăng với tỷtrọng năm sau cao hơn năm trước. Điều này phần nào cũng khẳng định hơn nữa uy tín của chi nhánh.

- Tiền gửi tổ chức kinh tế: nếu năm 2016 nguồn này là 8.271 triệu đồng thì đến năm 2017 là 6.716 triệuđồng hay năm 2018 là 9.470 triệuđồng. Có sự biến động nhẹ giữa năm 2017 và 2016, giảm 18,8% so với 2016 tức là giảm 1.555 triệu đồng. Nhưng đến năm 2018 thì nguồn này tăng 41,01% so với năm 2017. Nhìn chung thì nguồn vốn huy động từtổchức kinh tếcủa chi nhánh cũng khá ổn định, điều này chứng tỏtrong 3 năm qua chi nhánh đã không ngừng thiết lập quan hệvới các tổ chức kinh tế trong địa bàn.

- Định chế tài chính: nguồn này đều tăng qua các năm nhưng đến 2018 thì tăng vọt đến 1325% so với 2017. Nguồn vốn huy động của định chế tài chính qua những năm có tiến triển tốt nhưngthực sựcòn chiếm tỷtrọng nhỏcần khai thác nhiều hơn.

=> Nhìn chung, đối với cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh theo nguồn vốn huy động thì nguồn huy động trong dân cư đối với tổ chức kinh tế và định chế tài chính của chi nhánh chênh lệch khá lớn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì điều kiện ở khu vực có ít doanh nghiệp nên ngân hàng chủ yếu huy động tiền gửi từ dân cư. Ta có thể thấy nguồn vốn huy động trong dân cư ngày càng cao, trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lại biến động không ổn định. Điều này cho thấy ngân hàng đang làm tốt việc huy động dân cư. Đây là tín hiệu tốt vì nguồn huy động trong dân cư vô cùng dồi dào và̀ có tính ổn định cao nên sẽ đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng.

* Phân theo loại kỳhạn: để đánh giá tính ổn định của nguồn vốn huy động được ta xem xét hình thức này.

+ Tiền gửi không kỳhạn: nguồn vốn này có xu hướng tăng qua các năm, vì người gửi có thể rút tiền bất kỳ lúc nào và bên cạnh đó được dùng rất nhiều trong các sự lựa

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương – thừa thiên huế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)