6. Kết cấu của bài khóa luận
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank, Chi nhánh Bắc Sông Hương – Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: Triệu đồng Huy động vốn Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị (+/-) % (+/-) Giá trị (+/-) % (+/-) 1. Theo thời hạn 581.767 676.250 716.683 94.483 16,24% 40.433 5,98%
Tiền gửi không kỳhạn 25.335 36.397 38.937 11.062 43,66% 2.540 6,98% Tiền gởi có kỳhạn dưới 12 tháng 298.505 294.142 289.903 -4.363 -1,46% -4.239 -1,44% Tiền gởi có kỳhạn từ12 tháng trởlên 257.927 345.711 387.843 87.784 34,03% 42.132 12,19% 2. Theo loại khách hàng 581.767 676.250 716.683 94.483 16,24% 40.433 5,98%
Dân cư 573.356 669.452 693.125 96.096 16,76% 23.673 3,54% Tổchức kinh tế 8.271 6.716 9.470 -1.555 -18,80% 2.754 41,01%
Định chếtài chính 3 4 57 1 33,33% 53 1325%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank 2016, 2017, 2018
Tổng nguồn vốn huy động được tăng qua các năm, đến năm 2018 thì tổng vốn huy động được là 716.683 triệu đồng tăng 5,98% so với năm 2017 tức tăng 40.433 triệu đồng. Lượng vốn huy động dồi dào này đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụcủa các tổchức kinh tế và người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
* Phân theo loại khách hàng: nguồn vốn của ngân hàng bao gồm các nguồn chính sau:
- Tiền gửi dân cư: đến năm 2018 thì nguồn vốn huy động từtiền gửi dân cư tăng lên đến 693.125 triệu đồng nghĩa là tăng 3,54% so với năm 2017. Qua các năm thì nguồn vốn này liên tục tăng với tỷtrọng năm sau cao hơn năm trước. Điều này phần nào cũng khẳng định hơn nữa uy tín của chi nhánh.
- Tiền gửi tổ chức kinh tế: nếu năm 2016 nguồn này là 8.271 triệu đồng thì đến năm 2017 là 6.716 triệuđồng hay năm 2018 là 9.470 triệuđồng. Có sự biến động nhẹ giữa năm 2017 và 2016, giảm 18,8% so với 2016 tức là giảm 1.555 triệu đồng. Nhưng đến năm 2018 thì nguồn này tăng 41,01% so với năm 2017. Nhìn chung thì nguồn vốn huy động từtổchức kinh tếcủa chi nhánh cũng khá ổn định, điều này chứng tỏtrong 3 năm qua chi nhánh đã không ngừng thiết lập quan hệvới các tổ chức kinh tế trong địa bàn.
- Định chế tài chính: nguồn này đều tăng qua các năm nhưng đến 2018 thì tăng vọt đến 1325% so với 2017. Nguồn vốn huy động của định chế tài chính qua những năm có tiến triển tốt nhưngthực sựcòn chiếm tỷtrọng nhỏcần khai thác nhiều hơn.
=> Nhìn chung, đối với cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh theo nguồn vốn huy động thì nguồn huy động trong dân cư đối với tổ chức kinh tế và định chế tài chính của chi nhánh chênh lệch khá lớn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì điều kiện ở khu vực có ít doanh nghiệp nên ngân hàng chủ yếu huy động tiền gửi từ dân cư. Ta có thể thấy nguồn vốn huy động trong dân cư ngày càng cao, trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lại biến động không ổn định. Điều này cho thấy ngân hàng đang làm tốt việc huy động dân cư. Đây là tín hiệu tốt vì nguồn huy động trong dân cư vô cùng dồi dào và̀ có tính ổn định cao nên sẽ đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng.
* Phân theo loại kỳhạn: để đánh giá tính ổn định của nguồn vốn huy động được ta xem xét hình thức này.
+ Tiền gửi không kỳhạn: nguồn vốn này có xu hướng tăng qua các năm, vì người gửi có thể rút tiền bất kỳ lúc nào và bên cạnh đó được dùng rất nhiều trong các sự lựa chọn của khách hàng.
+ Tiền gửi có kỳhạn < 12 tháng: Đây là khoản mục chiếm tỷtrọng chủ yếu trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng phục vụ nhu cầu sinh lời với khoản tiền nhàn rỗi. Nhưng 3 năm gần đây khoản mục này có xu hướng giảm qua các năm và giảm đến 4.239 triệuđồng năm 2018.
+ Tiền gửi có kỳhạn > 12 tháng: Với việc thúc đẩy huy động nguồn vốn dài hạn giảm rủi ro của chi nhánh bằng chính sách lãi suất cao đối với các kỳhạn > 12 tháng là phần nào nguyên nhân khoản mục này có xu hướng luôn tăng qua các năm. Năm 2017/2016 tăng 34,03% , năm 2018/2017 tăng 12,19%.