6. Kết cấu của bài khóa luận
2.5. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank
Hệ thống XHTD của Agribank đã góp phần rất đáng kể trong việc sàng lọc và phân loại khách hàng, từ đó giúp cho ngân hàng giảm được tỷlệrủi ro tín dụng trong mức cho phép. Kết quả XHTD được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, áp dụng mức lãi suất cho vay, và các quy định về tài sản đảm bảo. Nhìn chung thì hệ thống XHTD hiện nay của Agribank là hiện đại và khắc phục được chủ quan trong chấm điểm các chỉ tiêu định lượng bằng cách đưa vào các chỉ tiêu phi tài chính. Tuy nhiên, từ thực tế nghiên cứu như trên cũng cho thấy hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank còn những hạn chếcần phải hoàn thiện hơn nữa.
Qua sự trình bày về hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank tại mục 2.3 và sự so sánh hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank với ngân hàng BIDV và VCB ởphần 2.4 đã cho thấy mô hình XHTD của Agribank tuân theo các trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, bao gồm: hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm trọng số, cách xác định giá trị của từng tiêu chí đánh giá, các quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánh giá, cách XHTD doanh nghiệp và quan điểm cấp tín dụng theo từng mức xếp hạng.
Hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank được xây dựng theo đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển của riêng Agribank. Với hệthống XHTD doanh nghiệp, việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại Agribank được thực hiện thống nhất. Nhìn chung thì mô hình chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp của Agribank vẫn bám sát khung hướng dẫn của NHNN. Mô hình chấm điểm các chỉ tiêu tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank đã đưa vào nhóm chỉ tiêu dự báo ảnh huởng của thay đổi chính sách Nhà nuớc và dự báo tác động của cạnh tranh đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đây là điểm tiến bộ nhằm tăng cường khả năng dự báo nguy cơ gặp khó khăn về tài chính trong tương lai của khách hàng được xếp hạng.