Thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Agribank

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương – thừa thiên huế (Trang 53 - 55)

6. Kết cấu của bài khóa luận

2.3.5. Thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Agribank

Hệ thống XHTD đã được triển khai thực hiện trên toàn hệ thống Agribank theo quyết định 493/2005/QÐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước từ quý I/2012 theo đúng lộ trình đã được phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 5811/NHNN-TTGSNT ngày 27/07/2011 và văn bản 9886/NHNNTTGSNH ngày 28/12/2011. Ðến nay, việc triển khai hệthống XHTD doanh nghiệp của Agribank nhìn chung đạt được một sốkết quả đáng ghi nhận như sau:

* Xét vềtính khảthi

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm tự động. CBTD chỉcần thực hiện đăng ký thông tin khách hàng và nhập các sốliệu cần thiết (thông tin tài chính và phi tài chính) vào chương trình thì chương trình sẽcho ra kết quả điểm, hạng của khách hàng. Do đó quy trình XHTD doanh nghiệp tại Agribankđược thực hiện vô cùng đơn giản và nhanh chóng.

* Tính ứng dụng

Kết quả của hệ thống XHTD đã góp phần hỗ trợ cho việc xét duyệt tín dụng, quản lý chất luợng tín dụng và là cơ sở đểphân loại nợvà trích lập dựphòng.

Thứ nhất, về chính sách tín dụng

Từ khi hệ thống XHTD ra đời các quyết định cấp tín dụng được đưa ra khách quan và nhanh chóng hơn. Căn cứvào kết quảxếp hạng chính ngân hàng có thểtừchối ngay những khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định những khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sửdụng XHTD sẽtiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cảngân hàng và khách hàng. Mặt khác, kết quảXHTD còn là căn cứ đểngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay cảnh báo sớm để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp. Cụ thể nhưsau:

Bảng 2.9:Chính sách tín dụng dựa trên kết quảXHTD nội bộcủa Agribank Khách hàng xếp hạng Agribank quyết định cấp tín dụng, trường hợp khách hàng

loại AAA, AA, A đang có quan hệtín dụng thìđược mởrộng cấp tín dụng. Khách hàng xếp hạng

loại BBB, BB

Agribank quyết định cấp tín dụng, trường hợp khách hàng đang có quan hệtín dụng thìđược duy trì mức cấp tín dụng. Khách hàng xếp hạng

loại B, CCC, CC, C, D

Agribank quyết định không cấp tín dụng, trường hợp khách hàng đang có quan hệtín dụng thì phải giảm dần dư nợ.

Thứ hai, về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Hiện nay, các khách hàng là doanh nghiệp tại Agribank được phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa vào hệ thống XHTD nội bộ theo đúng như điều 7- Quyết định 493/2005/QÐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà Nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng cao yêu cầu về quản trị rủi ro ngày càng cao đối với NHTM. Dựa vào kết quả xếp hạng, Agribank phân loại nợ và trích lập dự phòng như sau:

Bảng 2.10: Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng dựa trên kết quả XHTD của Agribank

Xếp loại khách hàng Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ Tỷlệtrích lập dựphòng

AAA, AA, A Nợ đủtiêu chuẩn Nhóm 1 0%

BBB, BB Nợcần chú ý Nhóm 2 5%

B, CCC, CC Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 20%

C Nợnghi ngờ Nhóm 4 50%

D Nợcó khả năng mất vốn Nhóm 5 100%

Nguồn: QÐ 1593/HÐTV-XLRR ngày 26/09/2011 của Hội đồng thành viên

Dựa vào kết quả phân loại nợ, Agribank xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu tại mỗi thời điểm, trợ giúp cho Agribank trong việc kiểm soát toàn bộdanh mục tín dụng cũng

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương – thừa thiên huế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)