Tóm lại, sau những nghiên cứu về tình hình chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công tại Việt Nam từ trước đến nay, việc mở rộng nghiên cứu đã có bước phát triển vượt bậc. Các nghiên cứu đã đưa ra được tình hình cải thiện và mở rộng đồng bộ, cũng như tính cấp thiết của các chuyên đề nghiên cứu đều mang tính đại diện cho đề tài, đều đưa ra những yếu điểm cũng như những băn khoăn cần tháo gỡ khi áp dụng cơ sở kế toán dồn tích. Việc đề ra các nhu cầu thiết yếu, cân nhắc kỹ lưỡng về những điều kiện tiên quyết cần thực hiện trong quá trình thực hiện việc cải cách này.
1.3 KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ GIẢ
1.3.1. Xác định khe hổng cần nghiên cứu
Trong bối cảnh công tác kế toán chưa tập trung, thống nhất về tổ chức, phạm vi, nội dung và phương pháp kế toán; người sử dụng thông tin về kế toán nhà nước chưa được xác định và phân biệt rõ ràng; các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán nhà nước còn phức tạp, có quá nhiều văn bản hướng dẫn hoặc không ổn định. Nhiều nội dung kế toán quy định trong chế độ kế toán HCSN còn khác biệt lớn so với yêu cầu CMKT quốc tế đưa ra. Từ việc tìm hiểu và xem xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích, tác giả nhận thấy việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích là điều cần thực hiện nhanh chóng, xây dựng hoàn thiện hệ thống kế toán công theo hướng nâng cao trách nhiệm giải trình, công bố thông tin tài chính của Chính phủ, chuẩn hóa nội dung, hình thức kế toán của các đơn vị trong lĩnh vực công theo CMKT
2015 Nguyễn Thị
Thu Hiền
Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam.
Kế toán khu vực công hiện thời vẫn còn sử dụng hai cơ sở kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích. Và như vậy, thông tin trên BCTC không được đảm bảo đúng chuẩn mực quy định quốc tế.
công quốc tế, có lộ trình áp dụng kế toán công, phạm vi áp dụng cơ sở kế toán dồn tích vào khu vực công. Tuy nhiên, các nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra các nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán khu vực công, các nhân tố này sẽ đi cùng việc cải cách theo từng điều kiện phát triển của mỗi quốc gia. Trong khi các nghiên cứu trong nước mới chỉ đi đến nghiên cứu những nhân tố tác động, nhưng chưa đi sâu vào các trường hợp mở rộng về mức độ ảnh hưởng, chiều sâu ảnh hưởng của từng nhân tố nhỏ vào việc cải cách. Tác giả kế thừa nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Trâm (2011) về các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích để chắt lọc và bổ sung vào nghiên cứu của mình. Nắm bắt được tình hình đó, tác giả đã chọn một mô hình nghiên cứu nước ngoài cùng với những ý kiến đóng góp của chuyên gia về tình hình hoạt động, điều kiện phát triển ở Việt Nam để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hiện tại, sau đó tiến hành áp dụng nghiên cứu cải cách chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công ở Việt Nam hiện nay.