Kết quả nghiên cứu thực trạng kế toán khu vực công

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 68 - 71)

b. Ứng dụng lý thuyết vào Luận văn

4.1.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng kế toán khu vực công

Qua phương pháp thống kê mô tả làm cơ sở để tác giả có thể nhận định và đánh giá tình hình hoạt động của kế toán khu vực công là dựa vào nghiên cứu về chế độ kế toán hiện hành, các văn bản pháp lý, sử dụng NSNN, các nghiên cứu kế toán liên quan đến khu vực công.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành khảo sát để tìm ra những vấn đề còn bất cập của kế toán khu vực công. Kết quả khảo sát thực tế càng làm tăng tính thực tiễn, củng cố những quan điểm đánh giá thực tiễn của tác giả về chế độ kế toán khu vực công hiện nay. Đối tượng và phạm vi khảo sát là những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và kế toán viên đang thực hiện công tác kế toán tại các đơn vị HCSN, các giảng viên, nhà nghiên cứu có am hiểu về lĩnh vực kế toán khu vực công trong phạm vi TP.HCM và các tỉnh Đông Tây Nam Bộ. Nội dung khảo sát đều dựa trên các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi kế toán khu vực công chuyển sang cơ sở dồn tích.

Kết quả khảo sát về lĩnh vực hoạt động

Kết quả khảo sát, thu thập ý kiến của 86 ý kiến trong cuộc khảo sát chung dành cho những cá nhân đang làm kế toán tại các đơn vị HCSN và thu thập được ý kiến của 3 chuyên gia có am hiểu về kế toán khu vực công. Trong 86 ý kiến khảo sát chung tác giả phân loại theo đơn vị hoạt động và lĩnh vực hoạt động như sau:

Phân loại các đối tượng khảo sát theo đơn vị hoạt động với kết quả thu về có: 47.7% thuộc đơn vị hành chính, 52.3% thuộc đơn vị sự nghiệp.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả theo Đơn vị công tác

ĐƠN VỊ

Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid Đơn Vị Hành chính 41 47.7 47.7 47.7 Đơn Vị Sự nghiệp 45 52.3 52.3 100.0 Total 86 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS

Theo lĩnh vực hoạt động

Trong 86 phiếu khảo sát có 36% số người công tác tại lĩnh vực Giáo dục, 16.3% thuộc lĩnh vực Y tế, và còn lại 47,7% cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả về Lĩnh Vực hoạt động

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Giáo dục 31 36.0 36.0 36.0 Y Tế 14 16.3 16.3 52.3 Quản Lý Nhà Nước 41 47.7 47.7 100.0 Total 86 100.0 100.0

a. Kết quả khảo sát về chế độ kế toán

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về chế độ kế toán

CD1 CD2 CD3

Frequency Percent Frequency Percent Frequency Percent

Rất không đồng ý 12 14.0 23 26.7 21 24.4 Không đồng ý 39 45.3 42 48.8 42 48.8 Không có ý kiến 26 30.2 19 22.1 20 23.3 Đồng ý 9 10.5 1 1.2 1 1.2 Rất đồng ý 0 0.0 1 1.2 2 2.3 Total 86 100.0 86 100.0 86 100.0

Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS

[Tham chiếu Phụ lục 4.1]

Giải thích thêm về CD1, CD2, CD3:

CD1: Chế độ kế toán cho khu vực công hiện nay có còn phù hợp với bối cảnh quản lý tài chính công của Việt Nam

CD2: Việc tồn tại song song cơ sở dồn tích và cơ sở tiền mặt trong kế toán khu vực công là phù hợp với điều kiện quản lý tài chính công tại Việt Nam.

CD3: Chế độ kế toán công hiện nay có đáp ứng cho việc kiểm soát tài chính trong khu vực công.

Kết luận:

Với kết quả khảo sát 86 ý kiến của các cá nhân đang làm việc về kế toán lĩnh vực công và các chuyên gia am hiểu sâu về kế toán khu vực công thì tỷ lệ số đông cho rằng chế độ kế toán hiện nay còn nhiều vấn đề thiếu sót, vẫn chưa đồng nhất giữa các quy định, việc thực hiện chế độ cũng như tính áp dụng của chế độ kế toán vẫn

chưa được đảm bảo. Mỗi phần hành hoạt động sử dụng một cơ sở kế toán khác nhau, quản lý còn chưa được chặt chẽ, thực hiện còn thiếu sót.

Theo phỏng vấn chuyên gia về việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công, có chuyên gia cho rằng việc chuyển đổi sang cơ sở dồn tích là điều cần phải thực hiện nếu Việt Nam muốn hội nhập quốc tế. Các chuyên gia đồng ý tán thành với ý kiến này, nhưng có ý kiến bổ sung rằng Việt Nam cần có thời gian nghiên cứu kỹ về cách thức chuyển đổi, môi trường hoạt động, kỹ năng thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước. Như vậy, mới có thể tạo nên tính đồng bộ và cung cấp thông tin hữu ích phù hợp với quy chuẩn quốc tế. Theo các chuyên gia, Việt Nam cần có nguồn tài chính hoạt động, nguồn cơ sở vật chất đầy đủ và thời gian là điều quan trọng nhất để cần có thể chuyển đổi một bộ máy hoạt động chuyển đổi từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)