Kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 64)

b. Ứng dụng lý thuyết vào Luận văn

3.7.3 Kiểm định mô hình

Tác giả sẽ xác định mức độ liên quan của các nhân tố đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công sang cơ sở kế toán dồn tích bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Trình tự các bước thực hiện như sau:

Tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá chất lượng của thang đo xây dựng. Theo (Nunnally & Bernstein 1994) thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi:

(1): Cronbach’s Alpha ≥ 0.6: chấp nhận được nhưng không được đánh giá tốt. (2): Cronbach’s Alpha € (.70 - .90): Tốt

(3): Cronbach’s Alpha ≥ 0.90: chấp nhận được nhưng cũng không được đánh giá tốt.

Đồng thời, theo (Nunnally & Bernstein 1994) thì hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát ≥ 0.3 thì biến đó sẽ đạt yêu cầu.

Bƣớc 2: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA)

Để mô hình EFA đảm bảo độ tin cậy, ta cần thực hiện các kiểm định (test) chính sau:

(1): Kiểm định tính thích hợp của EFA

Sử dụng thước đo KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure) để đánh giá sự thích hợp của mô hình EFA đối với ứng dụng vào dữ liệu thực tế nghiên cứu.

KMO là một chỉ tiêu dùng để đo lường sự tương thích của EFA, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).

(2): Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện

Đại lượng Bartlett test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu Sig ≤0.05, kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết quả phân tích EFA (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).

Sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa (significance, Sig.) của kiểm định

Bartlett < 0.05, bác bỏ giả thuyết ban đầu  các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

(3): Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố

Hệ số tải nhân tố Factor Loading ≥0.55. Theo Hair & ctg (1998) Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Factor loading là chỉ tiêu đảm bảo mức thiết thực của EFA:

Factor Loading > 0.3: mức tối thiểu Factor Loading > 0.4: mức quan trọng Factor Loading ≥ 0.5: mức có ý nghĩa.

Nhưng Hair & ctg (1998) cũng khuyên rằng, nếu : Factor Loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất là 350. Factor Loading > 0.55 thì cỡ mẫu khoảng 100. Factor Loading > 0.75 thì cỡ mẫu ít hơn 50.

+ Tổng phương sai được giải thích ( Total Variance Explained) và ma trận nhân tố xoay.

Sử dụng phương sai trích (% curmulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích nhất thiết phải > 50%. + Xây dựng mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá.

Bƣớc 3: Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA)

Để mô hình hồi quy đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả, ta cần thực hiện 3 kiểm định chính sau:

(1): Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập). Khi mức ý nghĩa (Sig.) của

hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. ≤ 0.05)  tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

(2): Mức độ phù hợp của mô hình

- Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy β ≠ 0

- Sử dụng phân tích phương sai (analysis of variance, ANOVA) để kiểm định, nếu Sig. ≤ 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H1 ban đầu.

Bƣớc 4: Kiểm định lại mô hình

- Kiểm định lại phần dư không đổi

Dùng kiểm định Spearman, điều kiện Sig. < 0.05 - Phân phối chuẩn của phần dư

Dùng đồ thị Histogram để kiểm định. Với điều kiện Mean = 0 (độ lệch chuẩn) và độ lệch Std.Dev = 1 (Phương sai) thì kết luận tác giả đã sử dụng đúng mô hình.

Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu, thực hiện các kiểm định và phân tích hồi quy để phân tích, xác định, phân nhóm, kiểm định và xác định mức độ, ảnh hưởng của từng nhân tố đến chuyển đổi sang cơ sở kế toán cơ sở dồn tích ở khu vực công. Kết quả kiểm định nhân tố nào không liên quan, thì tác giả loại bỏ và không đề cập nữa trong phần giải pháp, các nhân tố nào liên quan thì tùy theo mức độ ảnh hưởng, tác giả sẽ tập trung đề xuất giải pháp hoàn thiện, các nhân tố ảnh hưởng để cung cấp cho việc cải cách kế toán khu vực công mang tính hữu ích và minh bạch hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã đề xuất 2 phương pháp định tính và định lượng để nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu

vực công sang cơ sở dồn tích. Để sử dụng phương pháp định tính, tác giả đã sử dụng phương pháp tư duy, phân tích, tổng hợp, so sách, thống kê mô tả nhằm khái quát hóa những vấn đề cần làm nhằm đưa ra quyết định lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Trong phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi kế toán khu vực công chuyển sang cơ sở dồn tích.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng kế toán khu vực công

Qua phương pháp thống kê mô tả làm cơ sở để tác giả có thể nhận định và đánh giá tình hình hoạt động của kế toán khu vực công là dựa vào nghiên cứu về chế độ kế toán hiện hành, các văn bản pháp lý, sử dụng NSNN, các nghiên cứu kế toán liên quan đến khu vực công.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành khảo sát để tìm ra những vấn đề còn bất cập của kế toán khu vực công. Kết quả khảo sát thực tế càng làm tăng tính thực tiễn, củng cố những quan điểm đánh giá thực tiễn của tác giả về chế độ kế toán khu vực công hiện nay. Đối tượng và phạm vi khảo sát là những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và kế toán viên đang thực hiện công tác kế toán tại các đơn vị HCSN, các giảng viên, nhà nghiên cứu có am hiểu về lĩnh vực kế toán khu vực công trong phạm vi TP.HCM và các tỉnh Đông Tây Nam Bộ. Nội dung khảo sát đều dựa trên các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi kế toán khu vực công chuyển sang cơ sở dồn tích.

Kết quả khảo sát về lĩnh vực hoạt động

Kết quả khảo sát, thu thập ý kiến của 86 ý kiến trong cuộc khảo sát chung dành cho những cá nhân đang làm kế toán tại các đơn vị HCSN và thu thập được ý kiến của 3 chuyên gia có am hiểu về kế toán khu vực công. Trong 86 ý kiến khảo sát chung tác giả phân loại theo đơn vị hoạt động và lĩnh vực hoạt động như sau:

Phân loại các đối tượng khảo sát theo đơn vị hoạt động với kết quả thu về có: 47.7% thuộc đơn vị hành chính, 52.3% thuộc đơn vị sự nghiệp.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả theo Đơn vị công tác

ĐƠN VỊ

Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid Đơn Vị Hành chính 41 47.7 47.7 47.7 Đơn Vị Sự nghiệp 45 52.3 52.3 100.0 Total 86 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS

Theo lĩnh vực hoạt động

Trong 86 phiếu khảo sát có 36% số người công tác tại lĩnh vực Giáo dục, 16.3% thuộc lĩnh vực Y tế, và còn lại 47,7% cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả về Lĩnh Vực hoạt động

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Giáo dục 31 36.0 36.0 36.0 Y Tế 14 16.3 16.3 52.3 Quản Lý Nhà Nước 41 47.7 47.7 100.0 Total 86 100.0 100.0

a. Kết quả khảo sát về chế độ kế toán

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về chế độ kế toán

CD1 CD2 CD3

Frequency Percent Frequency Percent Frequency Percent

Rất không đồng ý 12 14.0 23 26.7 21 24.4 Không đồng ý 39 45.3 42 48.8 42 48.8 Không có ý kiến 26 30.2 19 22.1 20 23.3 Đồng ý 9 10.5 1 1.2 1 1.2 Rất đồng ý 0 0.0 1 1.2 2 2.3 Total 86 100.0 86 100.0 86 100.0

Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS

[Tham chiếu Phụ lục 4.1]

Giải thích thêm về CD1, CD2, CD3:

CD1: Chế độ kế toán cho khu vực công hiện nay có còn phù hợp với bối cảnh quản lý tài chính công của Việt Nam

CD2: Việc tồn tại song song cơ sở dồn tích và cơ sở tiền mặt trong kế toán khu vực công là phù hợp với điều kiện quản lý tài chính công tại Việt Nam.

CD3: Chế độ kế toán công hiện nay có đáp ứng cho việc kiểm soát tài chính trong khu vực công.

Kết luận:

Với kết quả khảo sát 86 ý kiến của các cá nhân đang làm việc về kế toán lĩnh vực công và các chuyên gia am hiểu sâu về kế toán khu vực công thì tỷ lệ số đông cho rằng chế độ kế toán hiện nay còn nhiều vấn đề thiếu sót, vẫn chưa đồng nhất giữa các quy định, việc thực hiện chế độ cũng như tính áp dụng của chế độ kế toán vẫn

chưa được đảm bảo. Mỗi phần hành hoạt động sử dụng một cơ sở kế toán khác nhau, quản lý còn chưa được chặt chẽ, thực hiện còn thiếu sót.

Theo phỏng vấn chuyên gia về việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công, có chuyên gia cho rằng việc chuyển đổi sang cơ sở dồn tích là điều cần phải thực hiện nếu Việt Nam muốn hội nhập quốc tế. Các chuyên gia đồng ý tán thành với ý kiến này, nhưng có ý kiến bổ sung rằng Việt Nam cần có thời gian nghiên cứu kỹ về cách thức chuyển đổi, môi trường hoạt động, kỹ năng thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước. Như vậy, mới có thể tạo nên tính đồng bộ và cung cấp thông tin hữu ích phù hợp với quy chuẩn quốc tế. Theo các chuyên gia, Việt Nam cần có nguồn tài chính hoạt động, nguồn cơ sở vật chất đầy đủ và thời gian là điều quan trọng nhất để cần có thể chuyển đổi một bộ máy hoạt động chuyển đổi từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích.

4.1.2 Kết quả kiểm định mô hình

4.1.2.1 Kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha)

Trước khi tiến hành phân tích các nhân tố tác động để xây dựng những mô hình chuyển đổi kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích, tác giả sẽ tiến hành kiểm định thang đo dựa trên các biến quan sát đã được định sẵn. Những biến quan sát này, tác giả đã thừa kế từ những nghiên cứu của Hasan (2004) để dựa trên mô hình này, tác giả sẽ xây dựng các mô hình biến độc lập và biến phụ thuộc.

Đầu tiên, tác giả sẽ lần lượt tiến hành kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha cho từng nhóm biến quan sát của mỗi biến độc lập và biến phụ thuộc để kiểm tra các thang đo trong mô hình có đảm bảo độ tin cậy theo yêu cầu đề ra của kiểm định này hay không. “Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha này trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp, vì các biến rác này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA” (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Sau đây, tác giả sẽ tóm lược lại kết quả của bước kiểm định

thang đo Cronbach’s Alpha theo Bảng 4.4 bên dưới. (Nội dung chi tiết kết quả Kiểm

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha Nhân tố tác động Thang đo Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Trung bình thang đo khi loại biến Phƣơng sai của Thang đo khi loại

biến Tƣơng quan biến – tổng hiệu chỉnh Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nhân tố Chính Trị NTCT1 5.99 4.482 .441 .682 NTCT2 5.92 4.570 .565 .524 NTCT3 5.93 4.442 .514 .583 Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0.689 Nhân tố Con Ngƣời NTCN4 8.00 2.965 .431 .826 NTCN5 7.86 2.757 .646 .578 NTCN6 7.88 2.551 .656 .556 Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0.744 Nhân tố Kinh Tế NTKT7 7.05 5.127 .708 .876 NTKT8 7.00 5.012 .771 .818 NTKT9 7.21 5.085 .812 .783

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0.877 Nhân tố Pháp Lý NTPL10 7.86 2.898 .490 .477 NTPL11 7.30 3.366 .475 .517 NTPL12 7.72 2.839 .394 .630 Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0.637 Nhân Tố Quốc Tế NTQT13 7.34 3.897 .525 .678 NTQT14 7.07 4.183 .573 .626 NTQT15 7.66 3.685 .567 .627 Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0.730 Nhân Tố Văn Hóa NTVH16 7.79 3.109 .493 .554 NTVH17 7.70 2.684 .570 .441 NTVH18 7.86 3.227 .383 .697 Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0.667 Chuyển đổi kế toán dồn tích khu vực công CĐKT1 7.38 3.251 .729 .780 CĐKT2 7.37 3.601 .688 .818 CĐKT3 7.31 3.418 .740 .769

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng: 0.849

Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS

Giải thích thêm về các biến:

NTCT1: Sự hỗ trợ chính trị của cơ quan hành pháp, lập pháp,

NTCT2: Sự tăng cường giám sát của Quốc Hội về tài chính khu vực công. NTCT3: Mức độ cạnh tranh chính trị.

NTCN4: Trình độ văn hóa, giáo dục của người dân.

NTCN5: Trình độ chuyên môn của chuyên gia, chuyên viên kế toán khu vực công. NTCN6: Các đơn vị công sẵn sàng chuyển đổi và chấp nhận chuyển đổi cơ sở kế toán đơn vị công theo chuẩn mực kế toán công quốc tế.

NTKT7: Các áp lực về tài chính công.

NTKT8: Áp lực thực hiện cam kết gia nhập tổ chức quốc tế.

NTKT9: Các vụ bê bối trong kế toán công ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công.

NTPL10: Cơ quan ban hành chuẩn mực và tổ chức nghề nghiệp càng độc lập càng thúc đẩy việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công.

NTPL11: Thiếu chuẩn mực kế toán khu vực công sẽ cản trợ việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công.

NTPL12: Hệ thống quy định quản lý NSNN quản lý tài chính khu vực công.

NTQT13: Chuẩn mực kế toán công Quốc tế ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công.

NTQT14: Sự can thiệp và tài trợ mạnh về tài chính quốc tế là động lực để đẩy mạnh chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công tại Việt Nam.

NTQT15: Sự hỗ trợ về chuyên môn của các chuyên gia quốc tế đến kế toán khu vực công tại Việt Nam.

NTVH16: Văn hóa quản lý quan liêu cản trở việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công.

NTVH17: Tâm lý quan chức, các lãnh đạo điều hành quen với cách quản lý cũ, sẽ cản trở việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công.

NTVH18: Chính sách đào tạo, tuyển dụng theo lối bảo thủ , dựa trên mối quan hệ các cấp làm cản trở việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công.

Ở lần chạy thứ nhất, hầu hết các nhân tố đều thỏa mãn yêu cầu của kiểm định, riêng

các biến độc lập “Nhân tố con người” “Nhân tố văn hóa” có hai biến quan sát

tương ứng “NTCN4 và NTVH18” cần phải xem xét. Như trong Bảng 4.4, biến

NTCN4 và NTVH18 có hệ số tương quan biến – tổng khá lớn (NTCN4 = 0.431, NTPL12 = 0.383) đáp ứng điều kiện tương quan biến – tổng > 0.3. Nhưng khi loại bỏ 2 biến này đi thì hệ số Cronbach Alpha tổng tăng lên đáng kể: NTCN tăng từ 0.744 lên 0.826 và NTPL từ 0.667 lên 0.697. Vấn đề này đã vi phạm quy định, hai biến này đang làm “xấu” thang đo chung, nhưng vì lý do mô hình các nhân tố trên

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)