Tác động của nhân tố Pháp lý đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 95 - 97)

b. Ứng dụng lý thuyết vào Luận văn

5.2.3 Tác động của nhân tố Pháp lý đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích

trong khu vực công – Kiến nghị

Việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi nhân tố pháp lý. Do vậy, qua kết quả phân tích kiểm định mô hình thì nhân tố pháp lý (mức tác động 0.172; bảng 4.11) đến quá trình chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích trong khu vực công. Qua mức độ tác động này, tác giả có một số kiến nghị về nhân tố này như sau:

[1] Các chức năng về kiểm soát nội bộ và kiểm soát từ bên ngoài đóng một vai

trò quan trọng trong việc đảm bảo trách nhiệm tài chính trong lĩnh vực công. Hiện nay, có 3 cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra và kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam gồm: Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước và Thanh tra tài chính của Bộ Tài Chính. Tránh sự chồng chéo lên nhau của các đơn vị Thanh tra này, như vậy sẽ làm cho việc thi hành các luật định đồng bộ hơn.

[2] Việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế từng bước chậm rãi, không nóng vội, và cần có thời gian, chi phí thực hiện rõ ràng. Để áp dụng đầy đủ hệ thống kế toán dồn tích, quá trình kế toán tiền mặt cần phải thay đổi đồng thời với sự hỗ trợ của hệ thống máy tính dựa trên cơ sở đánh giá và thông tin.

[3] Quốc Hội cần chú trọng nghiên cứu sửa đổi hệ thống pháp luật có liên quan

đến kế toán đơn vị HCSN như các Luật về thuế, các sắc thuế, Luật Ngân sách…theo hướng đổi mới quản lý, thống nhất và toàn diện. Khi xây dựng hệ thống luật sửa đổi, tập trung vào việc chuyển đổi các quy trình thực hiện, cách ghi nhận kế toán trên cơ sở dồn tích, thì cần có sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp, các đơn vị hoạt động HCSN để góp ý và đồng thuận, nêu ra từ những thuận lợi hoặc khó khăn trong thực tế để sửa đổi kịp thời và đúng lúc, nhưng theo xu hướng phù hợp quốc tế.

[4] Xen xét kỹ lưỡng những quy định của Luật, Nghị định, thông tư hướng dẫn

thi hành trước khi ban hành thực hiện. Nhằm tránh việc ban hành luật định, nhưng chưa được các cơ quan, đơn vị xúc tiến thực hiện thì đã thu hồi để sửa đổi. Như vậy, sẽ làm giảm tính chất quan trọng của pháp luật, tránh trường hợp luật sửa đổi quá nhiều, làm mất lòng tin ở người thực hiện pháp luật. Trong hệ thống pháp luật, các chế độ, chính sách kế toán và thông tư hướng dẫn cần có sự đảm bảo chất lượng từ trên xuống dưới phù hợp với thông lệ quốc tế.

[5] Tiếp cận khu vực công để xây dựng một chuẩn mực kế toán công mang tầm

vóc quốc tế. Bộ Tài Chính có thể tham khảo Bản công bố các quy định từ các Ủy ban tư vấn chuẩn mực kế toán công quốc tế, nhằm tránh đưa ra các chuẩn mực kế toán công với các khái niệm không thống nhất với nhau.

[6] Tránh sự chồng chéo về nội dung giữa các quy định, trong một số trường hợp, cùng một nội dung, cùng một vấn đề nhưng lại có những hướng dẫn thực hiện khác nhau, cho các đơn vị khác nhau. Thêm vào đó, các yêu cầu về lập báo cáo là quá nhiều so với việc nỗ lực đưa thông tin, đặc biệt là đối với các đơn vị ở những cấp thấp hơn và các quy định đã không được thực thi trên thực tế.

[7] Tổ chức hệ thống tin kế toán đồng bộ, nâng cao đường truyền thông tin để đảm bảo cho hệ thống thông tin kế toán chung trong khu vực công. Nhằm tăng cường sự kiểm soát, đối chiếu số liệu và thông tin kế toán với tổng kể toán Nhà nước, và giữa các sở ban ngành, các đơn vị HCSN đồng bộ với nhau từ cấp trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)