2.1.3.1.1 Các đặc điểm cơ bản
- Phụ thuộc vào định hướng chính trị
- Chịu sự chi phối của nhà nước.
- Chủ yếu do nhà nước đầu tư.
- Phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của xã hội.
- Thường không nhằm mục tiêu lợi nhuận kinh tế.
2.1.3.1.2 Phạm vi hoạt động
Thông qua nhận định của IIA (2011), phạm vi hoạt động của khu vực công rất rộng từ việc thực hiện quyền quản lý nhà nước tới việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của công dân và các tổ chức trong xã hội. Tuy nhiên, khó có thể định hình chính xác các lĩnh vực của xã hội thuộc khu vực công.
Khu vực tƣ nhân Khu vực hỗn hợp Nhà nƣớc và Tƣ nhân Khu vực Nhà Nƣớc
Tuy theo quan điểm và định hướng phát triển của mỗi quốc gia mà phạm vi của khu vực công được xác định khác nhau. Tại một quốc gia, phạm vi hoạt động của khu vực công trong những giai đoạn khác nhau cũng không giống nhau. Các hoạt động cơ bản của khu vực công bao gồm:
Hoạt động quản lý nhà nƣớc
Những hoạt động này nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật của quốc gia đi vào cuộc sống. Đây là chức năng cơ bản và là điểm phân biệt cơ bản nhất trong hoạt động của khu vực công so với khu vực tư. Hoạt động này phản ánh tính chất quyền lực nhà nước của khu vực công. Một khu vực công mạnh là khu vực quản lý nhà nước có hiệu quả.
Hoạt động sản xuất và cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ công.
Hoạt động này do các đơn vị sự nghiệp công hoặc các doanh nghiệp nhà nước đảm nhận và hoạt động ở một số lĩnh vực quan trọng sau:
+ Nhà nước tổ chức các hoạt động sản xuất, cung cấp các dịch vụ, hàng hóa cho xã hội dưới hình thức là hàng hóa phục vụ nhu cầu xã hội và hàng hóa phục vụ nhu cầu nhân dân.
+ Nhà nước mua các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các chủ thể kinh tế khác để cung cấp cho xã hội theo cơ chế trực tiếp mua hay cơ chế hợp đồng giữa nhà nước và các thành phần kinh tế khác.
+ Nhà nước chi tiền, trợ cấp, thuê các chủ thể kinh tế khác làm ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho xã hội hoặc đưa ra các hình thức khuyến khích ưu đãi về thuế, lãi suất tín dụng hay các điều kiện vật chất khác (xây nhà cho người có thu nhập thấp).
Hoạt động của nhà nước được thể hiện thông qua hai chức năng chủ yếu: quản lý, điều tiết để duy trì trật tự xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước ( chức năng cai trị) và cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu chung của xã hội (chức
năng xã hội hay chức năng phục vụ). Để thực hiện hai chức năng này, nhà nước tổ chức ra các tổ chức, đơn vị sau:
Bộ máy quản lý nhà nước.
Các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước.