b. Ứng dụng lý thuyết vào Luận văn
3.5.3 Nhân tố Kinh tế
Bàn về vấn đề kinh tế, mỗi quốc gia đều có một nền kinh tế khác nhau, nhưng để thực hiện cải cách một quy định thì vấn đề kinh tế luôn có sự tác động. Những đường lối kinh tế mỗi quốc gia khác nhau sẽ có sự tương tác của những thể chế chính trị khác nhau mới có thể quản lý phù hợp. Hệ thống kế toán công Việt Nam sẽ là một công cụ đắc lực để Nhà nước có thể quản lý kinh tế theo chức năng và quyền hạn của mình, mỗi biến đổi của nền kinh tế luôn đòi hỏi phải có những thay đổi tương thích để có được thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng.
- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung: mô hình này Nhà nước kiểm soát chặt chẽ
theo lộ trình đường thẳng từ Trung ương đến địa phương. Mọi hoạt động của đơn vị chịu sự chỉ đạo và kiểm soát từ Nhà nước. Do vậy, khi thực hiện kiểm soát, Nhà nước chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thi hành và áp dụng các quy định đưa ra.
- Nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc: là nền kinh tế hỗn hợp,
vừa là hoạt động của tư nhân nhưng có sự điều động của Nhà nước, giúp giải quyết tốt các vấn đề của xã hội, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Do đó, hệ thống kế toán khu vực công phải đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu quản lý của đơn vị theo yêu cầu tự điều chỉnh của thị trường, nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước. Tương xứng với nền kinh tế này thì Nhà nước giữ vai trò trung tâm, trong việc áp dụng thống nhất chuẩn mực kế toán.
- Nền kinh tế thị trƣờng: là nền kinh tế mà các chủ thể trên thị trường tự do sở
hữu, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và tuân theo sự vận động của thị trường. Trong thị trường này, Nhà nước dễ bị áp lực về tài chính như nợ công, tình hình gian lận sai sót, tham nhũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi công chúng. Thêm vào đó, thời kỳ này là lúc toàn cầu hóa kinh tế thế giới, với áp lực gia nhập vào các tổ chức lớn trên thế giới thì việc chuyển đổi sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công là điều cần thiết và tạo động lực cho sự phát triển vươn xa hơn trong tương lai.
Bên cạnh những hướng đi tốt đẹp và những vấn đề cần thực hiện trong lộ trình gia nhập quốc tế, cũng còn đó những nhân tố nhỏ trong nhóm nhân tố kinh tế tác động mang ảnh hưởng không tốt, mang ý nghĩa trái chiều đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán và đồng thời làm cản trở hoạt động này. Một trong những nhân tố nhỏ cần nói đến đó là việc giải quyết các vụ việc bê bối trong khu vực công: gian lận, sai sót, tham nhũng cố tình sai phạm…Và đây là những yếu điểm lớn trong quá trình chuyển đổi kế toán công sang cơ sở dồn tích. Việt Nam là một đất nước được coi là dẫn đầu trong vấn đề khắc phục những tình trạng trên,
nhưng vẫn còn đâu đó những khiếm khuyết tồn tại. Nếu không nghiêm túc xử lý, sẽ tác động xấu và ảnh hưởng không tốt đến việc chuyển đổi kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích.