Cơ sở kế toán áp dụng trong kế toán công

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 36 - 39)

Để thực hiện các vai trò của mình, kế toán khu vực công phải hoạt động dựa trên các nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc đầu tiên chính là nguyên tắc về cơ sở kế toán. Cơ sở kế toán được sử dụng trong kế toán công theo PSG.TS Võ Văn Nhị và cộng sự (2015) đã phân tích bao gồm:

 Cơ sở kế toán tiền.

 Cơ sở kế toán dồn tích.

Các đơn vị kế toán công đang áp dụng các cơ sở kế toán khác nhau, đơn vị thu – chi ngân sách áp dụng cơ sở kế toán tiền có điều chỉnh, đơn vị HCSN áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh.

Không như kế toán khu vực tư, vốn sử dụng cơ sở kế toán dồn tích làm chủ đạo, kế toán công vẫn sử dụng kết hợp cả hai cơ sở kế toán. Mặc dù mức độ áp dụng các cơ sở kế toán tại các quốc gia khác nhau, nhưng cơ sở tiền vẫn luôn có mặt trong việc thực hiện kế toán khu vực công ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì thế, IPSAS (2013) có ban hành 39 chuẩn mực kế toán công, trong đó có 38 chuẩn mực được đưa ra trên cơ sở dồn tích và 1 chuẩn mực được đưa ra trên cơ sở tiền. Nội dung cơ bản như sau:

- Cơ sở kế toán dồn tích: trong IPSAS 1 cơ sở dồn tích là cơ sở mà khi áp dụng,

phải chỉ khi tiền được thu vào hoặc chi ra). Do đó, nghiệp vụ và sự kiện sẽ được ghi nhận vào đúng thời kỳ của nó.

- Cơ sở tiền: khi áp dụng, nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện khác chỉ được ghi nhận

khi tiền và các khoản tương đương tiền được thu vào hoặc chi ra. BCTC theo cơ sở tiền sẽ cung cấp các thông tin về nguồn thu vào, mục đích chi ra và số dư tiền vào cuối kỳ. Thông tin được báo cáo tập trung vào số dư tiền và các thay đổi của số dư này.

Sau khi phân tích khái niệm, có thể thấy rằng cơ sở kế toán dồn tích cung cấp cho người sử dụng thông tin một lượng thông tin hợp lý hơn về thu và chi trong kỳ kế toán, do tính chất ghi nhận vào đúng kỳ kế toán của nó. Cũng do tính chất này, các khoản thu đã phát sinh mà chưa thu được và các khoản chi phí chưa được chi ra nhưng đã phát sinh cũng được ghi nhận dưới dạng các khoản phải thu và phải trả. Điều này giúp cho các tổ chức ghi nhận và báo cáo đầy đủ các thông tin về tài sản và nguồn vốn của tổ chức mình. Vì lý do đó, các nước trên thế giới đã áp dụng cơ sở dồn tích làm cơ sở kế toán chính của mình.

Tuy nhiên, khu vực công Việt Nam hiện tại vẫn đang sử dụng kế toán trên cơ sở tiền mặt. Bởi vì kế toán theo cơ sở tiền, vừa đơn giản, vừa cung cấp thông tin khách quan hơn cơ sở dồn tích – vì tất cả các khoản thu chi theo cơ sở tiền đều được ghi nhận khi có chứng từ bằng một số tiền thu và chi ra, hoàn toàn không cần phải ước lượng khả năng thu hay nghĩa vụ chi trả trong tương lai.

Với những ưu điểm trên, việc áp dụng kế toán trên cơ sở tiền vẫn được áp dụng nhưng còn đó những khuyết điểm lớn cần được nhìn nhận và khắc phục nhanh chóng:

- Thông tin kế toán không thể hiện được chính xác về tài sản và các khoản nợ phải

trả dài hạn, vì tính chất tập trung vào tiền – vốn là một loại tài sản ngắn hạn với tính thanh khoản rất cao. Điều này sẽ dễ tạo sự lầm tưởng trong nội dung báo cáo quyết toán của các đơn vị HCSN.

- Không thể hiện được các khoản phải thu và các khoản phải trả trong kỳ kế toán kế tiếp. Từ những ưu và nhược điểm nêu trên, tác giả sẽ tổng hợp lại theo bảng

2.1: Tổng hợp ƣu và nhƣợc điểm của kế toán trên cơ sở tiền mặt và kế toán trên cơ sở dồn tích như sau:

Kế Toán cơ sở tiền mặt Kế toán cơ sở dồn tích

Ưu điểm:

- Quen thuộc đối với khu vực

công vì lý do lịch sử.

- Tính khách quan cao trong

khi trình bày thông tin kế toán.

- Đòi hỏi không cao đối với hệ

thống kế toán.

Ưu điểm:

- Theo dõi tình hình tài chính

và tình hình hoạt động khu vực công;

- Thể hiện được tác động của

các quyết định từ hệ thống quản lý;

- Có thể gắn kết chi phí với

kết quả đầu ra;

- Cung cấp được thông tin

hữu ích cho việc quản lý hiệu quả nguồn lực công;

- Phục vụ tốt cho việc ra

quyết định, lập kế hoạch dài hạn.

Nhược điểm:

- Không thể hiện được đầy đủ

tình hình tài chính và tình hình hoạt động khu vực công;

- Không thể hiện hết tác động

của của các quyết định từ hệ thống quản lý;

- Chỉ thể hiện các khía cạnh

ngắn hạn của chính sách Chính phủ;

Nhược điểm:

- Thông tin cung cấp không

khách quan bằng cơ sở tiền;

- Đòi hỏi cao ở hệ thống kế

toán;

- Không quen thuộc với khu

- Không thể gắn kết chi phí với kết quả đầu ra;

- Không cung cấp được thông

tin hữu ích cho việc quản lý hiệu quả nguồn lực công.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hiện nay, chất lượng và số lượng của thông tin kế toán trên cơ sở dồn tích trên BCTC là rất ít so với các thông tin của BCTC doanh nghiệp và lĩnh vực công của các nước đang phát triển .Việc áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt để chuyển sang cơ sở kế toán dồn tích sẽ gây ra không ít rắc rối cho hệ thống kế toán công tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, vì cơ sở kế toán dồn tích khó thực hiện hơn, cung cấp thông tin ít khách quan hơn.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 36 - 39)