Tác động của nhân tố Quốc tế đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 94 - 95)

b. Ứng dụng lý thuyết vào Luận văn

5.2.2 Tác động của nhân tố Quốc tế đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích

trong khu vực công– Kiến nghị

Theo kết quả nghiên cứu như trên, nhân tố Quốc tế cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích trong khu vực công (mức tác động: 0.261; bảng 4.11) tác giả có một số kiến nghị như sau:

[1] Hiện nay, chất lượng và số lượng của các thông tin trong BCTC là rất ít so

với các thông tin của BCTC doanh nghiệp và lĩnh vực công của các nước phát triển. Do vậy, Bộ Tài Chính cần cải cách và xây dựng chuẩn mực kế toán khu vực công theo hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) để có thể tiếp cận BCTC theo yêu cầu của chuẩn mực này minh bạch và công khai. Đặc biệt sử dụng cơ sở kế toán dồn tích trong việc ghi nhận và trình bày BCTC.

[2] Khi tiến hành hành hội nhập các tổ chức quốc tế như: Apta, Asian,

WTO…chúng ta không thể tách khỏi sân chơi riêng biệt mà cần phải hòa mình với các nước để cùng nhau phát triển. Việc gia nhập các tổ chức lớn trên thế giới là điều

đáng mừng đối với Việt Nam, nhưng Nhà nước ta không quên tiếp tục để chứng tỏ mình với 5 châu rằng một Việt Nam đang phát triển. Khi đó, chúng ta không thể đưa cho Ngân hàng thế giới (WB) BCTC như bây giờ vì thông tin không minh bạch. Với mục tiêu đó, thì Việt Nam không còn chần chừ, ngần ngại chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công – một cơ sở kế toán mà các quốc gia trên thế giới đã áp dụng để phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế IPSAS khi bước vào hội nhập.

[3] Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những chỉ thị, chủ trương phân hóa các cải

cách nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách hướng đến mục tiêu BCTC có độ tin cậy và được quốc tế thừa nhận. Chính sách này không có nghĩa là rập khuôn với những gì IPSAS đã đưa ra, vì những chuẩn mực này mang tính thống nhất chung cho các quốc gia, Việt Nam cần có chọn lọc trong việc áp dụng những quy định của chuẩn mực này vì quốc tế đang xây dựng một mô hình chung cho BCTC theo cơ sở dồn tích. Do đó, Việt Nam cần hướng đến mục tiêu này, và cần thực hiện đồng bộ giữa các đơn vị trong cùng một ngành, một lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)