PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 48)

b. Ứng dụng lý thuyết vào Luận văn

3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.2.1 Lý thuyết phƣơng pháp nghiên cứu tình huống a. Lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu tình huống là một chiến lược nghiên cứu được sử dụng để điều tra thực nghiệm một hiện tượng cụ thể trong bối cảnh thực tế với nhiều nguồn

dữ liệu. Một tình huống trong nghiên cứu có thể là một hay nhiều đối tượng, tổ chức hay tập thể khác nhau.

Chiến lược nghiên cứu có ba đặc điểm rõ rệt. Thứ nhất, chiến lược này liên quan đến việc lựa chọn một tình huống/hiện tượng duy nhất hoặc một lượng nhỏ của các hiện tượng nghiên cứu liên quan để nghiên cứu. Thứ hai, chiến lược này tập trung vào sự vật hiện tượng trong một bối cảnh cụ thể. Cuối cùng, chiến lược nghiên cứu này thường gắn với việc sử dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu và thường mang tính tự nhiên như quan sát, phỏng vấn, khảo sát, phân tích dữ liệu. Mặc dù chiến lược nghiên cứu này có thể sử dụng phương pháp tiếp cận định tính hay định lượng hoặc cả hai, hầu hết các tình huống nghiên cứu đều sử dụng trong phương pháp tiếp cận định tính. Vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình huống là khả năng khái quát hóa – tức là khả năng suy rộng. Tình huống nghiên cứu rất độc đáo ở một phương diện quan trọng và vì vậy tác giả muốn ứng dụng phương pháp này để có thể sử dụng vào bài nghiên cứu của mình.

b. Áp dụng vào Luận văn

Phương pháp nghiên cứu tình huống sẽ hỗ trợ tìm hiểu, phân tích và đánh giá được mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công. Tác giả sử dụng phương pháp này để áp dụng vào bài viết nhằm từng bước khái quát hóa những tài liệu có sẵn, để từ đó nghiên cứu ra một tình huống cụ thể về việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích trong lĩnh vực công sẽ chịu tác động như thế nào, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khi tiến hành chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công.

3.2.2 Công cụ sử dụng a. Phƣơng pháp khảo sát

Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu phổ biến nhất dựa trên các bảng hỏi. Việc khảo sát có thể thực hiện bằng cách phỏng vấn (phỏng vấn khảo sát) hoặc gửi thư (email…). Đặc điểm chính của phương pháp khảo sát là được sử dụng trong phương pháp tiếp cận định lượng, thu thập một lượng nhỏ dữ liệu dưới dạng được tiêu

chuẩn hóa từ một mẫu tương đối lớn và quá trình chọn mẫu mang tính đại diện từ một tổng thể đã biết. Vì vậy, dữ liệu thu thập được từ khảo sát là dữ liệu dạng số và quá trình khảo sát (đo lường) là một quá trình các dữ liệu nghiên cứu được

chuyển sang dạng số. Gắn với phương pháp khảo sát là một hệ phức hợp gồm kỹ

thuật về xác định mẫu, thiết kế câu hỏi, mã hóa câu trả lời. Ưu điểm nổi bật của phương pháp khảo sát là nó cho cách tiếp cận tương đối đơn giản trong nghiên cứu hành vi, thái độ, giá trị, niềm tin và động cơ của đối tượng nghiên cứu. Các cuộc khảo sát thường có thể điều chỉnh được để có thể thu thập thông tin có thể khái quát hóa được từ hầu hết các tổng thể nghiên cứu. Một ưu điểm nữa của phương pháp khảo sát là có thể cho phép thu thập được một lượng lớn các dữ liệu được nghiên cứu.

b. Phƣơng pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu định tính, phương pháp này rất hiệu quả trong việc đánh giá nhận thức, đánh giá các tình huống, hiện tượng cần nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn có nhiều hình thức và mục đích sử dụng cũng khác nhau. Hình thức phổ biến nhất là đối thoại trực tiếp cá nhân nhưng cũng có thể là phỏng vấn trực tiếp theo nhóm, hoặc bảng câu hỏi tự điền thông tin qua email và khảo sát trực tiếp. Tác giả sử dụng hai phương pháp phỏng vấn là: phỏng vấn theo cấu trúc và phỏng vấn phi cấu trúc.

Trongphỏng vấn theo cấu trúc, tác giả sẽ gửi một chuỗi các câu hỏi được lập sẵn

với các nhóm thông tin phản hồi được định trước. Trong quá trình thực hiện phỏng vấn, thường có rất ít cơ hội điều chỉnh mặc dù có sử dụng câu hỏi mở. Tất cả những người tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn được hỏi các câu hỏi tương tự nhau, theo cùng một trình tự. Trong phương pháp phỏng vấn này, sự linh hoạt được giảm thiểu

và thông tin tiêu chuẩn được tối đa hóa. Ngược lại,phương pháp phỏng vấn phi cấu

trúcphổ biến là phỏng vấn sâu, sử dụng câu hỏi mở và không được tiêu chuẩn hóa.

Phương pháp này tác giả sử dụng để phỏng vấn chuyên gia – là người có am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.

3.2.3 Cách thức thu thập dữ liệu định tính

Việc khảo sát sẽ thực hiện thành hai nhóm:

- Nhóm 1: khảo sát lấy ý kiến chung từ các bạn học lớp Cao học chuyên ngành

kế toán của Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM và một số đơn vị HCSN tại TP.HCM và các tỉnh Đông Tây Nam Bộ để lấy ý kiến khảo sát.

- Nhóm 2: phỏng vấn chuyên gia. Tác giả sẽ phỏng vấn trực tiếp các chuyên

gia am hiểu và chuyên nghiên cứu lĩnh vực kế toán công.

3.2.4 Thống kê mô tả

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát cho tất cả các đối tượng đang làm việc, nghiên cứu liên quan đến khu vực công, sau đó thống kê lại kết quả khảo sát để bổ sung cho các nhận xét, phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công. Đồng thời, tác giả thống kê những yếu tố đóng góp của chuyên gia khi áp dụng mô hình của Hasan (2004) vào Việt Nam để phù hợp với đặc điểm của Việt Nam khi nghiên cứu, khảo sát.

3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG

Phương pháp định lượng là phương pháp được sử dụng để kiểm định giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi, cải cách kế toán khu vực công từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích. Bước đầu, tác giả sẽ tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình của Hasan (2004) so với đặc điểm của Việt Nam, sau đó sẽ là những yếu tố cộng thêm của chuyên gia góp ý. Theo giả thuyết đặt ra từ mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi kế toán khu vực công sang cơ sở kế toán dồn tích của Hasan (2004) gồm có các nhân tố:

1. Nhân tố Chính trị

2. Nhân tố Pháp lý

3. Nhân tố Kinh tế

5. Nhân tố Quốc tế

6. Nhân tố Văn hóa.

Để tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu của mình, tác giả đã tổng hợp những biến từ mô hình nghiên cứu của Hasan (2004) và các vấn đề ảnh hưởng trước đây từ các nghiên cứu trong nước đã được tác giả nêu ra trong Chương 1, đồng thời kết hợp với việc lấy ý kiến chuyên gia và nhận định của tác giả để tổng hợp và xác định các biến đo lường cho các nhân tố ảnh hưởng đến việc

chuyển đổicơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát chuyên gia thì việc chuyển đổicơ sở kế

toán dồn tích ở khu vực công cần được tổng hợp bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó: ảnh hưởng bởi yếu tố pháp lý, các chính sách chính trị của một quốc gia, phân tích chuyên sâu về ảnh hưởng trong tương lai, phấn đấu để hoàn thiện mục tiêu áp dụng IPSAS trong tương lai gần, nắm bắt kịp về trình độ chuyên môn cũng như vận hành các CMKT công quốc tế nhuần nhuyễn, tác động của kinh tế trong nước, văn hóa thực hiện nghiêm túc, hoạt động tuyển dụng, chi phí thực hiện cải cách cần được đảm bảo và được tài trợ từ quốc tế và những vấn đề khác.

Ngoài ra, ý kiến của chuyên gia còn đưa ra là yếu tố con người mang tính đặc

biệt trong việc chuyển đổicơ sở kế toán khu vực công. Con người ở đây là các

kế toán viên, chuyên viên am hiểu và chuyên sâu về kế toán công khu vực HCSN và người dân tham gia cải cách chuyển đổi. Các chuyên gia cho rằng,

nhân tố con người sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc chuyển đổicơ sở kế toán khu

vực công tại Việt Nam. Nhận thấy ý kiến đóng góp mang tính chất phù hợp với mô hình, tác giả sẽ thay đổi nhân tố giáo dục, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp theo mô hình của Hasan (2004) thành nhân tố con người nói chung mang tính khái quát tổng thể hơn trong mô hình nghiên cứu của mình để áp dụng kiểm định tại Việt Nam.

3.4 MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ KẾ TOÁN TIỀN MẶT SANG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH Ở KHU CƠ SỞ KẾ TOÁN TIỀN MẶT SANG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH Ở KHU VỰC CÔNG

Sau khi tổng hợp từ ý kiến chuyên gia và mô hình chuyển đổi cơ sở kế toán

công sang cơ sở dồn tích của Hasan (2004), tác giả cũng đã xem xét và đưa ra những mối quan hệ của các nhân tố tác động. Từ những ý tưởng đó, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển

đổicơ sở kế toán khu vực công theo sơ đồ 3.2 như sau:

NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ NHÂN TỐ CON NGƢỜI NHÂN TỐ KINH TẾ NHÂN TỐ PHÁP LÝ NHÂN TỐ QUỐC TẾ NHÂN TỐ VĂN HÓA

CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ KẾ TOÁN Ở KHU VỰC CÔNG

+ + + + + +

Sơ đồ 3.2: Mô hình các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công

Nguồn: Tác giả đề xuất

3.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ KẾ TOÁN TIỀN MẶT SANG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH Ở KHU CƠ SỞ KẾ TOÁN TIỀN MẶT SANG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH Ở KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM

3.5.1 Nhân tố Chính trị

Việc mở rộng tuyên truyền để thay đổi quy trình thực hiện một bộ máy hoạt động công quyền mang tính chất quốc gia thì việc ảnh hưởng của nhân tố chính trị luôn là vấn đề cần quan tâm đầu tiên. Hasan (2004) cũng cho rằng việc thay đổi quản lý hệ thống hành chính công và thay đổi kế toán là hai hình thức cần thực hiện song song với nhau. Nếu muốn thành công trong việc cải cách kế toán, thì đi đôi phải là sự thay đổi trong cách quản lý của Chính phủ. Đây cũng là nhược điểm của cơ sở dồn tích vì do cơ sở kế toán tiền mặt đã bị tác động quá lớn bởi yếu tố lịch sử. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi này cần có sự áp dụng đồng bộ từ các lĩnh vực khác nhau trong các đơn vị công. Với công việc mang tính chất quy mô này, thì yếu tố chính trị cần thực hiện một cách chuẩn xác và nghiêm túc, có sự cam kết về chính trị, sự đồng thuận và sức mạnh từ các cơ quan công quyền thì mới có thể phát huy được tính năng và có thể thực hiện được việc chuyển đổi kế toán trên cơ sở dồn tích. Sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị, của các cơ quan hành pháp, lập pháp càng cao càng giúp cho quá trình chuyển đổi kế toán khu vực công được nhiều thuận lợi hơn. Thêm vào đó, cần có sự tăng cường giám sát, mở rộng phạm vi sẽ càng làm thúc đẩy quá trình chuyển đổi.

3.5.2 Nhân tố con ngƣời

Một trong những nhân tố quan trọng nhất theo nhận định của các chuyên gia được phỏng vấn chuyên am hiểu sâu về kế toán khu vực công đó là nhân tố con người. Có thể nói chuyển đổi sang một cơ sở kế toán mới là một cuộc cách mạng lớn của

Chính phủ, trong đó không những thay đổi về nội dung, phương pháp kế toán, mà còn thay đổi cả về nhận thức của nguồn nhân lực. Do đó, để có thể vận dụng thành công cơ sở kế toán mới, cần phải xem xét đến trình độ chuyên môn và nhận thức của người làm kế toán. Trình độ của Kế toán viên sẽ ảnh hưởng đến các quyết định trong việc chọn lựa các phương pháp, kỹ thuật và quy trình hạch toán; các chính sách phù hợp để mang lại lợi ích của đơn vị nói riêng và của nhà nước nói chung. Do đó, việc đào tạo kế toán có trình độ chuyên môn cao, là vấn đề nên đặt lên hàng đầu. Đối với các nước đang và kém phát triển, các chuẩn mực xã hội còn yếu kém, tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại thay đổi, thiếu kinh nghiệm và trình độ, do đó, sẽ hạn chế năng lực để sẵn sàng cho việc chuyển đổi.

Bên cạnh đó, yếu tố trình độ văn hóa, giáo dục của người dân càng cao, khi chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích, thì việc thực hiện các hoạt động hành chính và sự nghiệp nói riêng cũng như hoạt động cho khu vực công nói chung sẽ dễ dàng được tiếp nhận. Khi Chính phủ ban hành những nội dung mới của Chuẩn mực về sự cải cách, thì việc tiếp nhận những nội dung mới, cách thi hành của người dân cũng sẽ được mở rộng, việc thực thi nhiệm vụ được nhanh chóng. Đồng hành cùng với mục tiêu chuyển đổi, khi Nhà nước ban hành những nội dung chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công, thì hơn ai hết, các đơn vị công hay các đơn vị HCSN đồng loạt tham gia để có thể thực hiện đồng bộ giữa các đơn vị hoạt động.

3.5.3 Nhân tố Kinh tế

Bàn về vấn đề kinh tế, mỗi quốc gia đều có một nền kinh tế khác nhau, nhưng để thực hiện cải cách một quy định thì vấn đề kinh tế luôn có sự tác động. Những đường lối kinh tế mỗi quốc gia khác nhau sẽ có sự tương tác của những thể chế chính trị khác nhau mới có thể quản lý phù hợp. Hệ thống kế toán công Việt Nam sẽ là một công cụ đắc lực để Nhà nước có thể quản lý kinh tế theo chức năng và quyền hạn của mình, mỗi biến đổi của nền kinh tế luôn đòi hỏi phải có những thay đổi tương thích để có được thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng.

- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung: mô hình này Nhà nước kiểm soát chặt chẽ

theo lộ trình đường thẳng từ Trung ương đến địa phương. Mọi hoạt động của đơn vị chịu sự chỉ đạo và kiểm soát từ Nhà nước. Do vậy, khi thực hiện kiểm soát, Nhà nước chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thi hành và áp dụng các quy định đưa ra.

- Nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc: là nền kinh tế hỗn hợp,

vừa là hoạt động của tư nhân nhưng có sự điều động của Nhà nước, giúp giải quyết tốt các vấn đề của xã hội, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Do đó, hệ thống kế toán khu vực công phải đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu quản lý của đơn vị theo yêu cầu tự điều chỉnh của thị trường, nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước. Tương xứng với nền kinh tế này thì Nhà nước giữ vai trò trung tâm, trong việc áp dụng thống nhất chuẩn mực kế toán.

- Nền kinh tế thị trƣờng: là nền kinh tế mà các chủ thể trên thị trường tự do sở

hữu, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và tuân theo sự vận động của thị trường. Trong thị trường này, Nhà nước dễ bị áp lực về tài chính như nợ công, tình hình gian lận sai sót, tham nhũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi công chúng. Thêm vào đó, thời kỳ này là lúc toàn cầu hóa kinh tế thế

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 48)