Kỹ năng củacán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)

1.3.2.1. Kỹ năng tư duy lý luận

Cán bộ UBND cấp xã giữ vai trò quyết định trong việc triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tại cơ sở. Do đó, kỹ năng tư duy lý luận thực sự rất cần thiết, để từ đó tuyên truyền, phổ biến, dẫn dắt, tổ chức cho quần chúng thực hiện phù hợp với điều kiện đặc thù của cơ sở là một trong những tiêu chí quan trọng. Kỹ năng đó được thể hiện:

- Khả năng tiếp thu lý luận, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước một cách đúng đắn, khả năng phát hiện những mâu thuẫn, những vấn đề mới, khả năng tổng kết thực tiễn và khả năng vận dụng sáng tạo lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn cơ sở.

- Khả năng liên kết tri thức các lĩnh vực, các ngành nghề, các bộ phận phong phú đa dạng thành một chỉnh thể ở mức độ khái quát cao. Đồng thời phân định được tính đặc thù, tính riêng biệt của các loại lĩnh vực, bộ phận để khi lãnh đạo, quản lý vừa mang tính lịch sử cụ thể, vừa mang tính khái quát, tổng hợp.

1.3.2.2. Kỹ năng tổ chức điều hành công việc

Đây là kỹ năng quan trọng của cán bộ UBND cấp xã. Đây là những người trực tiếp gần gũi, gắn bó với nhân dân. Họ phải đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực. Do vậy, kỹ năng tổ chức thực tiễn của cán bộ UBND cấp xã biểu hiện cụ thể như sau:

- Khả năng thu thập và xử lý thông tin liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng…ở cở sở một cách nhanh chóng và có hiệu quả cụ thể, thiết thức. Công tác lãnh đạo, quản lý là biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo, quản lý và khách thể bị

lãnh đạo, quản lý. Mối quan hệ này được phản ánh qua thông tin hai chiều giữa chủ thể và khách thể. Thiếu thông tin hoặc xử lý thông tin không kịp thời, chính xác người cán bộ UBND cấp xã dễ rơi vào tình trạng quan liêu, độc đoán, chuyên quyền rời xa thực tiễn. Vì vậy, người cán bộ UBND cấp xã phải gắn liền với cơ sở, họ vừa phải tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, vừa phải bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đúng đắn phù hợp với thực tiễn

- Khả năng tổ chức, phối hợp với các lực lượng, các bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ đặt ra ở cơ sở. Cán bộ UBND cấp xã phải có tư duy tổ chức phối hợp các bộ phận trên cơ sở phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của cấp dưới để bố trí phù hợp với năng lực, sở trường. Phải là trung tâm đoàn kết, thu hút cấp dưới và nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ đề ra. Ngoài ra, biết phân công nhiệm vụ, tổ chức lao động tập thể, sử dụng mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất làm việc, ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động của cơ quan, đơn vị…để đạt được hiệu quả cao trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

- Khả năng đề ra các quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể, phù hợp với nhu cầu, lợi ích. Đây là khả năng chuyên biệt của người lãnh đạo, bao gồm tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý đáp ứng quá trình ra quyết định của người lãnh đạo được chính xác, kịp thời và có hiệu quả. Do đó đòi hỏi người cán bộ UBND cấp xã phải có tri thức tổng hợp, toàn diện về một vấn đề cụ thể; có khả năng quan sát nhanh nhạy, chính xác, khả năng linh cảm, trực giác, khả năng dự báo, biến thông tin đa dạng, phức tạp, nhiều chiều thành các quyết định có tính khoa học, khả thi.

Nói chung, cán bộ UBND cấp xã có kỹ năng tổ chức, điều hành là người biết kết hợp năng lực tư duy thức tế với các phẩm chất đạo đức cá nhân và phẩm chất chính trị để tạo nên các đức tính kiên trì, kiên định, dũng cảm,

tự chủ, nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách khách quan, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám làm dám chịu trách nhiệm.

1.3.2.3. Kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ

Đây là kỹ năng vận dụng có hiệu quả những tri thức, hiểu biết về quá trình giao tiếp hay là toàn bộ các hoạt động giao tiếp được người cán bộ UBND cấp xã sử dụng để thực hiện theo cách thức nhất định trong quá trình thực thi công vụ, do các bên tham gia giao tiếp thực hiện nhằm đạt hiệu quả mòng muốn. Đối với cán bộ UBND cấp xã, giao tiếp là công cụ để họ thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý của mình, giúp họ trao đổi thông tin với người khác, tạo sự tín nhiệm với quần chúng nhân dân.

1.3.2.4. Kỹ năng thuyết trình và thuyết phục

Đây là năng lực diễn đạt để cho người khác hiểu rõ được nội dung người muốn nói truyền tải. Thuyết phục là tác động của người cán bộ đến người khác để kêu gọi, thu hút họ thay đổi hành vi và hành động theo hướng mình muốn, để đạt được mục tiêu đặt ra. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà người cán bộ UBND cấp xã cần phải có, bởi phần lớn thời gian làm việc của cán bộ UBND cấp xã là giao tiếp trực tiếp: họp bàn công việc, tiếp xúc cấp trên, tiếp dân, đối thoại với dân…Chất lượng hoàn thành công việc của họ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng thuyết trình và thuyết phục. Nếu người cán bộ UBND cấp xã có kỹ năng thuyết trình, thuyết phục tốt sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của cấp trên, cấp dưới đặc biệt là sự ủng hộ của quần chúng nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

1.3.2.5. Kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động hội họp

Hội họp được hiểu là những hoạt động trao đổi, thảo luận, họp và hội nghị.Hội họp là một phương thức hoạt động rất phổ biến của mọi tổ chức, trong đó có UBND cấp xã. Vì vậy, để cán bộ UBND cấp xã ra quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền UBND xã, cần đến trí tuệ tập thể

và đóng góp của các chức danh công chức chuyên môn. Do đó, hoạt động hội họp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chung của UBND xã.

Tổ chức và điều hành hội họp là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính nghệ thuật. Kỹ năng điều hành hội họp của cán bộ UBND cấp xã là những thao tác cơ bản mà người giữ chức vụ này cần tiến hành trong quá trình điều hành các cuộc họp, các hội nghị. Điều hành hội họp đối với cán bộ UBND cấp xã là việc hiện diện của người giữ chức vụ này trong quá trình diễn ra hội họp để điều phối tiến trình hội họp, tác động chi phối đến tư duy của thành viên tham gia, nhằm đạt được mục tiêu của cuộc họp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)