Nângcao nhận thức, tráchnhiệm củacác cấp ủy Đảng, chính quyền,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 80 - 87)

ban nhân dân cấp xã

Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhận thức rõ, thống nhất tư tưởng, thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ việc xây dựng đội ngũ cán bộ thì nơi đó công tác cán bộ ngày càng có chất lượng. Ngược lại, nơi nào nhận thức hạn chế, thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ thì nơi đó thiếu hụt cán bộ, cán bộ không đảm nhận được vị trí chủ chốt.

Cấp cơ sở là nơi thực hiện hóa mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, nơi phản ánh trực tiếp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. Tuy nhiên, trong thời gian qua không ít người quan niệm rằng cấp

cơ sở là cấp thấp trong hệ thống chính trị, nên công việc lãnh đạo, quản lý cũng đơn giản nhất, nên trình độ, năng lực cán bộ cấp xã không cần cao, chỉ cần có kinh nghiệm là chính. Do đó, việc xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ UBND cấp xã nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và sử dụng cán bộ dù đã có nhiều đổi mới cũng chưa được coi trọng và thực hiện hiệu quả trong thực tiễn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng lực cán bộ UBND cấp xã còn nhiều hạn chế.

Do vậy, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị, tổ chức xã hội chính trị về sự cần thiết phải nâng cao năng lực của cán bộ UBND cấp xã là biện pháp quan trọng và cần thiết hiện nay. Nhận thức của cấp ủy đảng được nâng lên sẽ tạo môi trường thuận lợi và động lực tinh thần to lớn thúc đẩy việc phát huy và nâng cao hơn nữa năng lực của cán bộ cấp xã.

Cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục trên phạm vi toàn Đảng, đưa các nội dung giáo dục nhận thức về vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện, nâng cao năng lực của cán bộ UBND cấp xã vào chương trình giáo dục trong các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị kết hợp với sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng. Cần đề cao trách nhiệm của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng thời có chính sách thỏa đáng đối với cán bộ cấp xã cả về vật chất và tinh thần, tạo động lực thúc đẩy họ học tập, tự rèn luyện nâng cao năng lực bản thân đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong thời kì mới.

3.2.2.Cải thiện điều kiện công tác, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ cấp xã

Chính sách cán bộ là những quy định cụ thể về nhiều mặt trong công tác cán bộ nhằm đãi ngộ với cán bộ sao cho đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước và điều kiện thực tế cho phép. Chính sách cán bộ có những loại như: chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách sử dụng và quản lý

cán bộ, chính sách tiền lương, phụ cấp ...nhằm bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ. Do đó, khi thực hiện chính sách cán bộ phải thực hiện đồng bộ, trong đó chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần có ý nghĩa quan trọng. Nó quyết định trực tiếp đến tinh thần và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đến việc thu hút những người thực sự có năng lực cống hiến tài năng cho xã hội. Chính vì thế, vận dụng và thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đốivới đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, cũng như cán bộ UBND cấp xã của huyện Đông Anh, cũng là một trong những biện pháp quan trọng để động viên lòng hăng hái nhiệt tình, tính năng động sáng tạo vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, đó còn là biện pháp tích cực nhất để thu hút đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản ở các trường về tham gia vào công việc của xã, địa phương. Để thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ UBND cấp xã của huyện Đông Anh giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo, cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Thực hiện nghiêm chính sách cán bộ đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn nói chung và cán bộ UBND cấp xã nói riêng. Cụ thể như việc chuyển xếp lương, chế độ nghỉ công tác, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Quan tâm xây dựng trụ sở, phương tiện, điều kiện làm việc của các xã, thị trấn. Có cơ chế linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ đối với từng xã, thị trấn, tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ UBND các xã, thị trấn vận dụng linh hoạt trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.

- Về chế độ tiền lương: Do đặc điểm của cán bộ UBND cấp xã không nên chỉ quy định cứng một nguồn thu nhập là tiền lương mà cần phải được bổ sung điều chỉnh bằng việc trích từ các hoạt động kinh tế công, các khoản tiết kiệm chi phí thường xuyên theo cơ chế khoán thu, chi ngân sách và tự chủ tài chính ở cấp xã. Phần này vừa có tác dụng động viên, khuyến khích cán bộ ở cơ sở vừa cho phép khắc phục những bất hợp lý của chế độ, chính sách chung. Khi đã áp dụng rộng rãi cơ chế khoán và tự chủ tài chính - ngân sách ở cấp xã

thì việc quy định mức tiền lương cho từng chức danh cán bộ cơ sở chỉ còn là căn cứ để tính bảo hiểm, còn thu nhập thực tế của mỗi cán bộ cơ sở là do cấp xã tự quyết định một cách công khai, dân chủ, công bằng và hợp lý.

Khuyến khích cán bộ UBND cấp xã thực hiện việc kiêm nhiệm công việc gắn với chế độ phụ cấp (phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh...).

- Về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ cấp xã; giải quyết những tồn đọng về bảo hiểm xã hội đối với cán bộ cấp xã.

- Các chính sách địa phương: Khi cán bộ UBND cấp xã của huyện được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường trong thành phố, huyện cần trích một phần kinh phí từ ngân sách địa phương để hỗ trợ cho việc mua tài liệu, giấy bút và tiền đi lại. Bên cạnh đó, có chính sách khen thưởng thích hợp đối với các cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng có kết quả học tập đạt khá, giỏi và xuất sắc. Ngoài ra huyện cần xây dựng các đề án nhằm thu hút lực lượng trẻ là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học về công tác ở các xã, thị trấn để đào tạo và tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho cấp xã và cấp huyện.

Bên cạnh đó, sức khỏe là vốn quý nhất của con người, sức khỏe đối với cán bộ lại càngquan trọng liên quan đến nhiều công việc mà cán bộ được giao để triển khai thựchiện, có ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hệ thống tổ chức bộ máy, triểnkhai nhiệm vụ ở địa phương.Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ huyệnđến cơ sở của Đông Anh về công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ, tình hình sức khỏecủa cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện đã được nâng lên.

Đa số cánbộ được khám sức khỏe định kỳ và được chăm sóc sức khỏe, do vậy đội ngũ cán bộcấp xã đã cơ bản bảo đảm được sức khỏe để làm việc, sẵn sàng đảm nhậnmọi nhiệm vụ ở bất cứ địa bàn, môi trường khác nhau khi được phân công.Tuy nhiên để nâng cao thể lực cho cán bộ UBND cấp xã củahuyện để có đủ sức khỏe làm việc, công tác lâu dài, sẵn sàng đảm nhận

mọi

nhiệm vụ ở những địa bàn khó khăn, đồng thời có thể liên tục làm việc, giải quyết những khối lượng công việc lớn đáp ứng được yêu cầu phát triển của địaphương trong những năm tới thì các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở cầnthực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

-Tổ chức khám chữa bệnh cho CBCC cấp xã theo định kỳ hàng năm. Bảođảm cung ứng thuốc, sinh phẩm y tế, trang thiết bị có chất lượng, sử dụng thuốcan toàn và hiệu quả cho các Trạm y tế xã, thị trấn. Đẩy mạnh công tác truyềnthông giáo dục sức khỏe. Giới thiệu, bổ nhiệm các chức danh CBCC cấp xã cầnchặt chẽ hơn trong vấn đề sức khỏe. Tổ chức các đợt tham quan, dã ngoại, nghỉdưỡng cho CBCC cấp xã để kịp thời động viên tinh thần, nâng cao sức khỏe. Bốtrí nơi làm việc hợp lý, khoa học có đầy đủ các điều kiện, phương tiện cần thiếtđể tạo tâm lý thoải mái cho cán bộ, nâng cao hiệu quả làm việc.

-Tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định của thành phố, củahuyện về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đối với cán bộ; quy định việc bắt buộc cánbộ UBND cấp xã phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Đối với những cán bộkhông đủ sức khỏe làm việc, phải điều trị bệnh lâu dài cần kiên quyết và có giảipháp hợp lý để tạo điều kiện, luân chuyển cán bộ sang làm công việc phù hợp,tránh tình trạng để cán bộ không đủ sức khỏe phải làm việc trong môi trườngcông tác, điều kiện không phù hợp. Tiếp tục và thường xuyên chỉ đạo chặt chẽhoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nắm chắc tình hình sức khỏe cán bộ UBND cấp xã.Nghiên cứu rà soát các chính sách, chế độ đã ban hành trong lĩnh vực chăm sócsức khỏe cán bộ của huyện để tham mưu đề xuất với tỉnh bổ sung hoàn thiện chophù hợp tình hình thực tế một cách hiệu quả thiết thực.

- Tăng cường hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ củahuyện theo phân cấp của thành phố. Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp tốt vớingành y tế để triển khai tốt các hoạt động khám, điều trị bệnh cho

cán bộ củahuyện nói chung và đội ngũ cán bộ UBND cấp xã của huyện nói riêng. Nângcao năng lực chuyên môn, nêu cao trách nhiệm, tinh thần và thái độ phục vụ củađội ngũ cán bộ y tế. Nâng cao chất lượng công tác y tế và các dịch vụ khám chữabệnh, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ cơ sở. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp bệnh việnhuyện và trạm y tế các xã, thị trấn. Tăng cường quản lý nhà nước và nâng caonăng lực phục vụ, năng lực chuyên môn và y đức của đội ngũ y, bác sĩ trên địabàn huyện. Chú trọng quan tâm y tế dự phòng, thực hiện tốt công tác phòng,chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm trên người.

Quan tâm giảiquyết các vấn đề xã hội, tiếp tục đầu tư các chương trình nước sạch, nước hợp vệsinh và công tác thu gom, xử lý rác thải, chất thải, nước thải, đảm bảo vệ sinhmôi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ và nhân dân. Tạo điềukiện thuận lợi để mọi cán bộ và người dân trên địa bàn đều được tiếp cận và sửdụng các dịch vụ y tế cơ bản, từng bước tiếp cận với các dịch vụ y tế nâng cao.

3.2.3.Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã

Đánh giá cán bộ là công việc hệ trọng, nhưng rất nhạy cảm và phức tạp bởi nhiều nội dung không dễ định lượng, như lập trường, quan điểm chính trị, động cơ phấn đấu, tính trung thực của cán bộ,… Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, “Về tập trung xây

dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, đã chỉ rõ: “Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu,

chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến”. Thực tiễn công tác cán bộ nói chung và cán bộ UBND cấp xã tại huyện Đông Anh nói riêng trong thời gian qua cho thấy, nhiều trường hợp đánh giá cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, chưa hẳn vì yêu cầu công việc,… dẫn đến tình trạng bổ

nhiệm cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện, thậm chí bổ nhiệm “người nhà” thay vì bổ nhiệm “người tài”. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã tại huyện Đông Anh cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, không ngừng bổ sung để hoàn thiện bộ tiêu chuẩn chức danh

đối với cán bộ UBND cấp xã. Dựa trên những quy định đã có, các cấp có thẩm quyền đánh giá cần tiếp tục bổ sung bộ tiêu chí đánh giá cán bộ UBND cấp xã theo hướng xác định cụ thể công việc; bảo đảm lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ. Phương thức đánh giá cần được bổ sung những yếu tố định lượng về công việc, thời gian hoàn thành, tỷ lệ xử lý thỏa đáng tình huống và những giải pháp sáng tạo trong giải quyết công việc. Nội dung, tiêu chí đánh giá cần thống nhất, cụ thể cho phù hợp với cơ quan làm việc là tại UBND cấp xã; được lượng hóa bằng thang điểm để thuận lợi trong đánh giá, phân loại, bảo đảm đánh giá đúng thực chất và khuyến khích, động viên cán bộ làm việc có chất lượng, hiệu quả. Hằng năm, chủ thể đánh giá cần căn cứ vào sản phẩm, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của cán bộ bằng những con số, công trình, đề án, chương trình, giải pháp, hiến kế, giải thưởng,… được tập thể, Nhà nước, nhân dân thừa nhận, tôn vinh. Đánh giá thông qua so sánh với các chức danh tương đương thực chất là tìm ra, lựa chọn được những nhân tố nổi trội trong số các cán bộ có chức vụ, chức danh tương đương nhau để xem xét, bổ nhiệm người ưu tú nhất.

Hai là, cần xây dựng phương thức đo lường, đánh giá cán bộ UBND

cấp xã theo hướng liên tục, đa chiều. Đây chính là phương pháp xem xét khoa học, công cụ đo lường toàn diện, chính xác để góp phần nhận định, đánh giá đúng tài năng và đạo đức của cán bộ UBND cấp xã. Đánh giá đa chiều nhằm có cái nhìn tổng hợp, toàn diện về cán bộ, thông qua việc kết hợp đánh giá từ trong nội bộ và từ bên ngoài, đánh giá từ trên xuống và từ dưới lên, trong đó cần coi trọng ý kiến đánh giá, giám sát của quần chúng nhân dân; cần có hình thức thông báo công khai kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ cho người được

đánh giá và cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị biết, cho quần chúng nhân dân theo dõi, giám sát và tiếp tục tham gia vào quá trình đánh giá cán bộ; đồng thời, lưu giữ, bổ sung vào hồ sơ cán bộ, làm căn cứ triển khai những khâu tiếp theo trong công tác cán bộ.

Ba là, đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, theo quan điểm lịch

sử - cụ thể. Nguyên tắc trên đòi hỏi khi xem xét con người không được phiến diện, hời hợt, chủ quan cảm tính, không được định kiến. Vì vậy, phải đánh giá cán bộ một cách toàn diện, phân tích cụ thể tìm ra điểm chủ yếu, thứ yếu để sử dụng đúng mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của cán bộ. Mặt mạnh và mặt yếu hiện tại của cán bộ được hình thành qua quá trình hoạt động lâu dài. Do vậy, cần xem xét kỹ lưỡng lý lịch cán bộ, tìm hiểu quá trình lịch sử, nhưng không thể chỉ đánh giá qua bản lý lịch khô cứng, từ đó có định kiến với quá khứ, mà quan trọng hơn cả là phải đánh giá hiệu quả công việc hiện tại của cán bộ, cũng như triển vọng phát triển trong tương lai.

3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tại huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)