Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 35 - 37)

Thứ nhất, tư chất, năng khiếu bẩm sinh.Nghiên cứu của các nhà khoa

học đã khẳng định yếu tố sinh học có tính chất bẩm sinh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tư chất thông minh, năng khiếu bẩm sinh, trí nhớ tốt, khả năng trực giác nhạy cảm, khả năng phân tích, tổng hợp, phát hiện vấn đề và phán đoán tốt. Nó chính là cơ sở, tiền đề tạo nên sự phát triển năng lực cán bộ nói chung và năng lực cán bộ UBND cấp xã nói riêng.

Yếu tố sinh học này là cơ sở, nền tảng để tạo nên năng khiếu, sở trường của mỗi cán bộ đối với vị trí mà họ đảm nhiệm trong cơ quan hành chính nhà nước cũng như tại UBND cấp xã. Do vậy, các cá nhân cùng sống trong điều kiện kinh tế - xã hội, giáo dục, nhưng năng lực ở mỗi người lại có thể khác nhau là do sự khác nhau về yếu tố sinh học. Như vậy, yếu tố năng lực bẩm sinh phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sinh lý thần kinh của mỗi cán bộ.

Thứ hai, ý thức tự học tập, rèn luyện. Đây là quá trình có tính hai mặt,

mặt thứ nhất là sự tác động bên ngoài vào cán bộ UBND cấp xã; mặt thứ hai là thông qua sự tác động để cán bộ đó tự giáo dục chính bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn. Sự phát triển và hoàn thiện con người có nhiều yếu tố tác động, song có thể khẳng định yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ yếu. Nếu không có giáo dục, người cán bộ không thể tiếp cận và tiếp thu được nền văn

hóa, văn minh của nhân loại cũng như vận dụng những tri thức đã tiếp nhận được vào trong hoạt động thực thi công vụ.

Do đó, năng lực của cán bộ nói chung và cán bộ UBND cấp xã nói riêng tỷ lệ thuận với vốn tri thức mà người đó thu nhận được từ quá trình học tập, rèn luyện bản thân. Có thể nói đây là con đường ngắn nhất trang bị cho người cán bộ những phẩm chất, kỹ năng cần thiết, đặc biệt là những nguyên tắc phương pháp luận tư duy khoa học trong lãnh đạo, quản lý. Trên cơ sở đó, người cán bộ UBND cấp xã mới khái quát hóa những kiến thức cơ bản, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn hay quản lý nhà nước, đồng thời vận dụng sắc bén, sáng tạo vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

Tuy nhiên, thời gian học tập, giáo dục không nhiều nên những kiến thức, kỹ năng mà người cán bộ trang bị tại những khóa học đào tạo, bồi dưỡng chỉ là những kiến thức cơ bản nhất. Để đáp ứng tốt yêu cầu trong công việc, bản thân mỗi cán bộ UBND cấp xã phải không ngừng tự rèn luyện bản thân, tạo tính tự giác, trách nhiệm đối với công việc, nhiệm vụ được phân công.

Tóm lại, thông qua học tập và tự rèn luyện, cán bộ UBND cấp xã được cung cấp những kiến thức, kỹ năng hành chính một cách khái quát, có hệ thống, nắm bắt được phương pháp tư duy khoa học và vận dụng vào hoạt động thực thi công vụ tại địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, truyền thống văn hóa gia đình.Những giá trị văn hóa truyền

thống tốt đẹp là động lực, nguồn lực nội sinh góp phần hình thành, nuôi dưỡng và phát triển các giá trị chuẩn mực cho người cán bộ cấp xã hiện nay. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển năng lực cán bộ UBND cấp xã: tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhân dân, với Tổ quốc; tận tụy phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ; có hành vi, thái độ ứng xử đúng mực với đồng chí, đồng nghiệp và Nhân dân.

Thứ tư, sức khỏe là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực của

cũng không thể có được kết quả như mong muốn. Theo Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn cán bộ các cấp thì chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã phải có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)