Nângcao nănglực cánbộ UNBD cấp xã cần đảm bảo sự lãnh đạo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 76 - 78)

ngũcán bộ, công chức nói chung

Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Huyện ủy, HĐND – UBND huyện Đông Ang xác định xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp xã là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng phải tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.

Quan điểm trên đây tiếp tục khẳng định vị trí then chốt của đội ngũ cán bộ cấp xã và công tác cán bộ trong công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị và rộng hơn là góp phần phát triển cùng đất nước đối với toàn bộ sự nghiệp đổi mới.

Cần thực hiện nghiêm, nhất quán quán Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với xây dựng thể chế, tạo môi trương, điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo về cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm.

3.1.2.Nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã cần bám sát chiến lược, mục tiêu xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố Hà Nội

Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao năng lực của cán bộ UBND cấp xã huyện Đông Anh cần phải bám sát chiến lược, mục tiêu xây dựng phát

triển đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố. Xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng phát triển cán bộ là “công việc then chốt của then chốt, quyết định thành bại của mọi công việc”. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tư duy khoa học, đổi mới, có phương pháp, kỹ năng, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, được bố trí đúng vị trí việc làm, khung năng lực, tiêu chuẩn chức danh.

Mục tiêu hàng đầu là phải đào tạo, xây dựng cho được đội ngũ cán bộ từ Thành phố xuống cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; đặc biệt là quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ kế cận. Xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ sẽ bám sát Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” gắn với các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII); tập trung khắc phục một số khâu trong công tác cán bộ còn hạn chế, nhất là về cán bộ kế cận, cán bộ trẻ. Quan điểm là để có cán bộ kế cận, phải tạo ra “bệ phóng” - tin tưởng, mạnh dạn bổ nhiệm, giao việc; tạo môi trường để người giỏi có điều kiện phấn đấu, được thể hiện, được tôn trọng ý kiến.

3.1.3.Nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã phải xuất phát từ tính đặc thù của đội ngũ cán bộ UBND cấp xã và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Trong tình hình hiện nay, khi thành phố đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế thủ đô; huyện Đông Anh đang tập trung xây dựng huyện thành quận giàu đẹp, văn minh. Diện mạo các xã có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực. Do đó, cán bộ UBND cấp xã phải có kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý kinh tế, quản lý đất đai, quản lý đô thị, quản lý văn hóa, quản lý xã hội, nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được cấp trên giao, đáp ứng yêu cầu tăng cường phân cấp của thành phố.

Cán bộ UBND cấp xã vừa là người quản lý; đồng thời cũng là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Hoạt động của họ mang tính toàn diện

và đa năng, nên định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ UBND cấp xã phải gioit một việc, biết nhiều việc, phải nằm vững đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước; các chủ trương, chính sách của Trung ương, thành phố và huyện; có nhận thức đầy đủ về nội dung, đặc điểm, nhiệm vụ CNH – HĐH của địa phương; hiểu biết sâu về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cơ sở; đặc biệt là lĩnh vực được phân công, phụ trách. Có như vậy, họ mới có điều kiện vận dụng, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn địa phương một cách phù hợp, hiệu quả.

Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là nơi hội tụ và giao lưu, trao đổi những thành tự khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới, vì vậy đội ngũ cán bộ của thành phố Hà Nội nói chung, cán bộ UBND cấp xã nói riêng có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi tiếp thu và ứng dụng thành tưu khoa học – công nghệ hiện đại phục vụ cho công việc của mình. Điều đó đòi hỏi cán bộ cấp xã phải có kiến thức tin học, ngoại ngữ cơ bản.

Cán bộ UBND cấp xã là người trực tiếp tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của xã, của huyện và của các thành phố. Vì vậy, họ phải là người năng động, nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo; nắm vững tình hình của địa phương để lãnh đạo, giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất kịp thời với cấp trên những vấn đề đột phá hoặc những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp trên. Muốn vậy, họ phải “sống” trong lòng dân, nắm bắt thực tiễn, say mê và tâm huyết với công việc, kịp thời phát hiện, xử lý, khắc phục những sai soat, khuyết điểm; điều chỉnh những bất hợp lý để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.1.4. Nâng cao năng lực cán bộ cấp xã cần có hệ thống giải pháp đồng bộ, vừa gắn với trách nhiệm của các cơ quan quản lý cán bộ, vừa gắn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)